Căn bệnh trầm cảm - mối lo ngại của toàn nhân loại hiện nay

By   Administrator    24/10/2019

Bệnh trầm cảm là một bệnh rối loạn khí sắc thuộc tâm thần học. Trầm cảm là hội chứng lâm sàng về rối loạn cảm xúc bất thường và kéo dài.

Khái niệm trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm là một bệnh rối loạn khí sắc thuộc tâm thần học. Một số ý kiến khác lại cho rằng: Trầm cảm là hội chứng lâm sàng về rối loạn cảm xúc bất thường và kéo dài.

Để định nghĩa đúng nhất về căn bệnh trầm cảm của WHO đã đưa ra:

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất hứng thú hoặc cảm thấy tội lỗi tự hạ thấp giá trị của bản thân. Bệnh do hoạt động của bộ não gây rối loạn gây nên những biến đổi bất thường trong suy nghĩ và tác phong, trầm cảm được phân vào nhóm rối loạn cảm xúc.

Tham khảo thêm: Đa nhân cách là gì?

Khái niệm trầm cảm là gì

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao nhất là những ai?

Bệnh trầm cảm thường gặp ở lứa tuổi: dao động từ 18 đến 45 tuổi. Ước tính: Dân số thế giới có khoảng 3% -5%  bị chẩn đoán mắc hội chứng trầm cảm. Đây là con số lớn ở mức báo động đáng lo ngại được cảnh báo các quốc gia trên thế giới cần quan tâm.Tần suất mắc bệnh tâm thần trong cuộc đời của mỗi con người là khoảng 15% -20%.

Đối tượng có khả năng mắc hội chứng tâm thần bao gồm:  các giai đoạn khi con người gặp những biến cố đột ngột, khó đối mặt và vượt qua như ly thân, lập nghiệp mắc phải những va vấp, sang chấn tâm lý nặng,…

Năm 1992, WHO đã hoàn thiện khái niệm bệnh học về tâm thần,đồng thời tổ chức y tế thế giới đã đưa ra các thống kê, và hướng chuẩn xác cho căn bệnh này. Từ đó, WHO đã đưa ra cách nhìn nhận đầy đủ nhất về hội chứng tâm thần cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

Ngày nay, bệnh lý trầm cẩm đang được coi là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của con người không chỉ trên thế giới nói chung mà tại Việt Nam nói riêng  bệnh trầm cảm cũng đang tồn tại và là mối lo ngại lớn đối với người dân và ngành y tế Việt Nam. 

Bởi ngày nay dưới sức ép của xã hội con người phải chịu đựng nhiều áp lực trong công việc và đời sống. Chính điều này đã làm gia tăng  nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm của con người hiện đại.

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng trầm cảm:

Liệu nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm chỉ từ phía xã hội hay còn có những lí do nào khiến con người ta phải đối mặt với hội chứng này hay không?

Thực tế theo điều tra, nguyên nhân của hội chứng trầm cảm đưa được làm rõ một cách chính xác nhất. Bởi trầm cảm là một căn bệnh phức tạp liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, hội chứng này là kết quả do tổng hợp những biến cố khác nhau kể cả trong quá khứ hay hiện tại xảy ra lâu dài, đồng thời căn bệnh trầm còn bao gồm nhiều nguyên nhân khác gây nên.

Theo các chuyên gia y tế thống kê ra những nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng trầm cảm bao gồm:

Các yếu tố gây nên bệnh trầm cảm bao gồm các yếu tố bên ngoài ( Quan hệ xã hội của các cá nhân, hoàn cảnh sống, làm việc, các biến cố trong cuộc sống, môi trường sống, thậm chí là tác động của những người xung quanh bạn bè người thân và đồng nghiệp, ...)  

Và yếu tố bên trong ( Thuộc về tinh thần, chức năng nội tiết, tuyến giáp, các ảnh hưởng khi mắc và điều trị các loại bệnh như tai biến mạch máu não, bệnh co giật, bệnh u não, bệnh xơ cứng, …).

Mặt khác yếu tố bên trong gây nên bệnh trầm cảm còn bao gồm các quy định về đặc điểm sinh học của từng người về cấu tạo thần kinh, não, chất di truyền thần kinh, việc điều tiết hormon trong cơ thể bị gián đoạn,… Hay việc lạm dụng thuốc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn: như việc sử dụng thuốc an thần aminazin, sử dụng các chất gây nghiện như ma túy đá, …

Nguyên nhân hình thành nên hội chứng trầm cảm bao gồm yếu tố trong và yếu tố bên ngoài. Hai yếu tố này tác động lẫn nhau hình thành nên bệnh lý. Ví dụ như theo nguyên cứu: Cảm giác cô đơn, lạc lõng và áp lực nặng nề sẽ kích thích hàm lượng chất dẫn truyền serotonin thấp kéo dài trong thời gian liên tục gây ra nguy cơ bị mắc bệnh trầm cảm cao.

Bệnh trầm cảm có nhiều mức độ khác nhau thậm chí các chuyên gia không thể xác định rõ được nguyên nhân chính nào gây nên hội chứng trầm cảm đối với những cá nhân cụ thể khác nhau.

Tham khảo thêm: Những cách ngủ ít mà không cảm thấy bị mệt mỏi

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng trầm cảm:

Các nhà khoa học đã thống kê ra những triệu chứng thường gặp khi người bệnh mắc phải hội chứng trầm cảm. Tuy nhiên các biểu hiện của bệnh trầm cảm không hoàn toàn chắc chắn, hay là tiêu chuẩn để nhận định mình có bị trầm cảm hay không.

Người có nguy cơ bị bệnh trầm cảm thường áp đặt bản thân trong trạng thái lo âu, sợ hãi, luôn lo lắng; cảm xúc thay đổi bất thường. Người bệnh không kiểm soát được cảm xúc của chính họ, tâm trạng có thể đi xuống đột ngột.

Các cá nhân không còn chú ý bản thân mình như trước đây nữa, họ không quan tâm đến diện mạo bên ngoài, vệ sinh cá nhân. Khi vệ sinh cá nhân thậm chí cảm thấy nặng nề trong việc tắm rửa, đánh răng, chải tóc, … Các phản ứng với môi trường xung quanh chậm chạp, giọng nói buồn chán, đơn điệu,… kén ăn, không hứng thú với đồ ăn như trước đây, cảm xúc hững hờ, thờ ơ hoặc thèm ăn và ăn nhiều mất kiểm soát.

Luôn có suy nghĩ tiêu cực, đưa bản thân đến thế cùng quẫn không lối thoát, giảm hứng thú với mọi hoạt động trong công việc và gia đình, tăng giảm cân thất thường đa phần cân nặng sẽ thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một thời gian ngắn.

Phần lớn thường gặp triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu, hay gặp ác mộng, luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất năng lượng thiếu sức sống.Cảm thấy bản thân là kẻ vô dụng, ảo tưởng sức mạnh, luôn cảm thấy mình gây ra nhiều tội lỗi không xứng đáng với mọi người xung quanh,…

Luôn suy nghĩ tiêu cực, liên tục nghĩ đến cái chết và có ý định tự tử lặp lại nhiều lần. Suy nghĩ đến tự tự có sự chuẩn bị trước hoặc bộc phát tại một thời điểm nhất định

Suy giảm hoặc rối loạn chức năng sinh dục của cả hai phái. Luôn luôn tồn tại trong trạng thái chán nản, thích một mình ngồi lì trong một góc, không muốn giao tiếp tương tác với những người xung quanh kể cả là những người thân quen của họ.

Theo nghiên cứu về hội chứng trầm cảm, các chuyên gia chia thành hai nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao nhất bao gồm: Nam giới trên 50 tuổi, sinh sống và làm việc tại nông thôn, nữ giới trẻ tuổi, sinh sống và làm việc tại môi trường thành thị.

Các đối tượng này khi mắc bệnh trầm cảm thường hiện hữu ý định tự tử bằng việc chuẩn bị sẵn tình huống đi đến cái chết, hoặc đột ngột ra quyết định tự tử, hay âm thầm báo trước cái chết với người xung quanh họ.

Triệu chứng còn biểu hiện trong việc thở dốc, hơi thở bất thường, cảm thấy khó khăn khi thở, … cơ thể suy nhược, hành động do dự, thiếu quyết đoán.

Người bị sang chấn tâm lý nặng trong các hoàn cảnh phải chịu cú sốc tinh thần lớn như: Mất đi người thân yêu, bị người khác phản bội, bỏ rơi, …

Triệu chứng của bệnh trầm cảm thường biểu hiện tự do và mơ hồ, lặng lẽ. Các biểu hiện của bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố về giới tính, tuổi tác, … nên không cá nhân nào có triệu chứng bệnh hoàn toàn giống nhau.

Dấu hiệu mắc trầm cảm được biểu hiện theo lứa tuổi như: Trẻ nhỏ thường có dấu hiệu bị mắc bệnh trầm cảm như hay buồn bã, khó chịu, bức bối, … Ở lứa tuổi vị thành niên có các biểu hiện như luôn lo lắng, hay cáu gắt, giận dữ không có nguyên nhân, ngoại giao tiếp, xa lánh mọi người xung quanh, có khuynh hướng thích một mình,…

Biểu hiện của hội chứng trầm cảm trong giới tính cũng có những sự khác nhau cơ bản. Khi mắc bệnh lý trầm cảm, phụ phụ thường trở nên yếu đuối, đa sầu, hay lo lắng, bồn chồn, sợ hãi. Nam giới khi mắc bệnh trầm cảm không kiểm soát được được bản thân họ, thường có xu hướng trở nên bạo lực hơn.

Tuy nhiên căn bệnh trầm cảm rất phức tạp, bản thân mỗi người khó phân biệt được hội chứng trầm cảm ( Major Depressive Disorder) với những nỗi buồn thông thường. Để có thể phòng ngừa và chữa trị bệnh kịp thường thì cá nhân nên đến các trung tâm y tế đã khám và chữa bệnh một cách hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm: Việc rèn luyện trí lực có thật sự quan trọng hay không?

Bệnh trầm cảm là gì?

Vậy làm sao để phòng ngừa và chữa trị bệnh trầm cảm?

Hiện nay chưa có nguyên cứu cụ thể nào để đưa ra cách chữa trị bệnh lý trầm cảm một cách hiệu quả nhất. Liệu trình chữa trị căn bệnh này còn tùy thuộc đặc điểm thể trạng của từng đối tượng khác nhau, cũng như giải quyết nguyên nhân mà cá nhân bị mắc bệnh lý.

Các phương pháp phòng ngừa và điều trị hội chứng trầm cảm đều phải dựa vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng của bệnh lý như: Gạt bỏ áp lực cho người bệnh, quan tâm, gần gũi chăm sóc, chia sẻ nỗi niềm với bệnh nhân, cắt giảm cảm xúc tiêu cực.

Ngoài ra việc đến khám bệnh ở các chuyên khoa tâm thần là điều rất cần thiết. tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của cá nhân khác nhau, các chuyên gia sẽ đưa ra các lộ trình chữa bệnh cụ thể có thể bao gồm: Tập thể dục rèn luyện thân thể thường xuyên, kết hợp với phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, dùng thảo dược thiên nhiên.

Nếu bệnh tình nặng cần phải uống thuốc trị liệu theo sự kê đơn của bác sĩ, kết hợp với việc điều trị tâm lý. Người bệnh có thể uống các loại thuốc đặc trị thế hệ mới nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn. Khi uống thuốc chữa trị, bệnh nhân phải tuân thủ với sự kê đơn của bác sĩ, không được bỏ thuốc một ngày nào.

Tuy nhiên các loại thuốc dùng cho trị liệu bệnh tâm thần đa phần đều có tác dụng phụ nhất định. Người bệnh cần nói rõ tình tình sức khỏe của bản thân để bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp phù hợp. Để chữa trị bệnh trầm cảm là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của người bệnh mà còn cả những người xung quanh giúp đỡ. 

Hi vọng rằng thông qua bài viết này, giasusinhvien.net đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về bệnh lý trầm cảm. Để các bạn hiểu được trầm cảm là gì? Triệu chứng và cách chữa trị như thế nào cho phù hợp?... Từ đây  một phần nào sẽ giúp các bạn hiểu rõ một phần hội chứng trầm cảm và có cách phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm này.

Đọc thêm:

5/5 (2 bình chọn)