Hiệu ứng nhà kính và hậu quả của hiệu ứng nhà kính mang lại

By   Administrator    21/12/2019

Hiệu ứng nhà kính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, khí hậu, hệ sinh thái và con người. Vậy khái niệm hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng đang chịu hậu quả nặng nề của hiện tượng này. Vậy bạn hiểu gì về hiện tượng này? Cùng giasusinhvien.net tìm hiểu ngay nhé

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Tìm hiểu về khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính (Greenhouse)

Trong bầu khí quyển có một số loại khí như: Carbon Dioxide (CO2), Methane (CH4), Nitrous oxide (N2O), chúng được gọi là khí nhà kính.

Khí nhà kính sẽ rất hữu ích nếu ở một lượng vừa đủ. Chúng tạo thành một lớp màng bao quanh Trái Đất. Khi tia cực tím chiếu tới Trái Đất, một vài trong số chúng được Trái Đất hấp thụ, nhưng phần lớn chúng phản xạ lại vào bầu khí quyển. Các tia phản xạ tiếp xúc với tầng khí quyển cao.

Tấm màng khí nhà kính sẽ hấp thụ hầu hết những tia phản xạ đó. Một vài tia sẽ vọt ra ngoài không trung. Những tia được màng khí hấp thụ sẽ tỏa ra khắp nơi. Chúng bị nhốt trong màng khí và giúp giữ ấm Trái Đất. 

Nếu các tia phản xạ không được chặn lại bởi màng khí đó. Trái Đất của chúng ta sẽ bị đóng băng và nhiệt độ sẽ xuống – 18 độ. Vì vậy khí nhà kính rất có ích cho sự tồn tại của chúng ta.

Ngoài ra, thực vật, động vật và loài người chúng ta sẽ không phải lo lắng về cuộc sống. Vậy nên khí nhà kính rất hữu ích. Chúng bao bọc các tia phản xạ, và giúp chúng ta giữ mức nhiệt ổn định, vì thế chúng ta có thể sống trên Trái Đất.

Tham khảo thêm: Lối sống tối giản - Phong cách sống của người Nhật Bản

Nguyên lí hiệu ứng nhà kính

  • Khi Mặt Trời xuyên qua kính thì các tia sáng có bước sóng nhỏ sẽ qua được kính. Khi năng lượng bức xạ mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính sẽ xảy ra các tương tác của các photon lên vật chất làm phát xạ các tia hồng ngoại.

 Vì thế chúng không thể đi ra khỏi nhà kính và kèm theo một nhiệt lượng, dẫn đến không khí bên trong nóng lên kể cả những vị trí không được chiếu sáng trực tiếp. Đó chính là hiệu ứng nhà kính mà chúng ta đã nêu ban đầu (Greenhouse).

  • Bức xạ nhiệt của Mặt Trời có bước sóng vô cùng bé, vì vậy chúng có thể đi qua lớp khí quyển một các dễ dàng. Ngược lại, bức xạ nhiệt từ Trái Đất lại có bước sóng dài nên không thể xuyên qua tầng ozon và lớp CO2. Điều này khiến Trái Đất nóng lên.

Bên cạnh CO2 còn một số khí khác đóng góp vào hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất là: hơi nước (36%-70%), Metan (4%-9%), Ozon (3%-7%), CO2 (9%-26%) và CFC, NO2,.. Dẫn đến Trái Đất nóng lên.

Tác hại của hiệu ứng nhà kính

Do quá trình phát triển công nghiệp mạnh mẽ trên thế giới, bằng các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, sản xuất chăn nuôi,.. đã làm cho nồng độ của các khí nhà kính tăng lên nhanh chóng. Điều này khiến cho nhiệt độ Trái Đất tăng nhanh với tốc độ chưa từng có trong quá khứ.

Hậu quả là:

  • Làm thay đổi các hoạt động của hoàn lưu khí, các chu trình tuần hoàn.

  • Làm thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển,...

  • Làm các đới khí hậu bị xê dịch đe dọa sự sống của sinh vật và con người

  • Băng tan ở 2 cực, Mực nước biển dâng cao dẫn đến ngập úng các vùng trũng trên mặt đất, làm biến động dòng chảy của sông ngòi, thiệt hại nhiều công trình.

  • Nguồn nước bị suy giảm đáng kể và chất lượng kém.

  • Các tài nguyên bờ biển: chỉ riêng ở Hòa Kỳ, mực nước biển dự đoán sẽ tăng 50cm vào năm 2100, có thể mất đi 5000 dặm đất khô ráo và 4000 dặm đất ướt.

  • Sức khỏe: số người tử vong vì nắng nóng đạt kỷ lục cao. Lượng mưa và độ ẩm khiến cơ thể khó thích nghi và dễ mắc bệnh.

  • Sinh vật: khí hậu thay đổi làm thay đổi điều kiện sống của nhiều loài sinh vật, khiến chúng khó thích nghi, bị tiêu diệt hoặc thu hẹp diện tích sống nếu không thể thích nghi kịp thời.

Tham khảo thêm: Căn bệnh trầm cảm - mối lo ngại của toàn nhân loại hiện nay

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được thêm về hiệu ứng nhà kính, công dụng và tác hại của hiệu ứng nhà kính, từ đó có những biện pháp riêng để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình mình.

>> Tham khảo ngay:

5/5 (2 bình chọn)