Nguyên tắc SMART: ứng dụng trong công việc và đời sống hiện tại

By   Administrator    01/11/2019

S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu; M – Measurable: Đo lường được; A – Atainable: Tính khả thi; R – Realistic: Tính thực tế; T – Time bound: thiết lập thời gian.

Cuộc sống hiện đại với nhiều công việc khiến cho con người luôn cảm thấy thiếu thời gian, khó có thể hoàn thành được các mục tiêu đặt ra. Việc áp dụng nguyên tắc SMART đã giúp nhiều người hoàn thành các mục tiêu trong khoảng thời gian cố định. Vậy hãy cùng giasusinhvien.net tìm hiểu nguyên tắc này cũng như cách áp dụng nó.

Nguyên tắc SMART là gì

Nguyên tắc SMART là gì?

Trong công việc cũng như cuộc sống ngày nay, cường độ, khối lượng công việc ngày càng lớn trong khi quỹ thời gian là có hạn. Chính vì vậy, chúng ta cần có những kĩ năng, phương pháp hợp lý để sắp xếp, làm việc, thực hiện được các mục tiêu, kế hoạch đặt ra.

SMART là viết tắt của 5 từ: S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu; M – Measurable: Đo lường được; A – Atainable: Tính khả thi; R – Realistic: Tính thực tế; T – Time bound: thiết lập thời gian. Đây cũng là 5 yếu tố cấu thành nên 1 phương pháp rất thông minh, cụ thể giúp chúng ta định hình và theo sát nhằm hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra. 

Nguyên tắc SMART căn cứ trên thực tế cũng như khả năng, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người từ đó đặt ra những kế hoạch, bước thực hiện chi tiết, tránh tình trạng mục tiêu quá xa vời, phi thực tế dẫn đến không thể hoàn thành.

Tham khảo thêm: EQ là gì?

Các bước cụ thể của nguyên tắc SMART?

Để tìm hiểu chi tiết cũng như phương pháp áp dụng SMART, hãy cùng phân tích các bước thể hiện qua 5 từ viết tắt dưới đây:

S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu

Bước đầu tiên chúng ta cần làm là xác định mục tiêu một cách cụ thể, chi tiết nhất có thể. Mục tiêu càng rõ ràng chúng ta càng dễ có phương hướng thực hiện. Ví dụ chúng ta đặt mục tiêu ba năm sau đạt doanh thu 5 tỷ/ năm. Vậy cần xác định doanh thu cụ thể từng mặt hàng, từng thị trường, từng mùa vụ là bao nhiêu? Doanh thu đến từ các nguồn khách hàng nào…?

M – Measurable: Đo lường được

Theo nguyên tắc SMART, các mục tiêu đặt ra không phải là những mục tiêu chung chung mà cần phải cân, đo, đong, đếm, quy ra được những con số cụ thể. Có như vậy bạn mới có thêm quyết tâm, dễ dàng định hướng được mục tiêu đó. Như khi đặt mục tiêu về mức thu nhập trong tương lai, thay vì những mục tiêu chung chung như thu nhập ổn định, thu nhập cao, trung bình… nên gắn với 1 con số cụ thể như 20 triệu/tháng, 300 triệu/năm… 

A – Atainable: Tính khả thi

Rất nhiều người mắc một sai lầm khi đặt mục tiêu là không tính đến tính khả thi của nó. Chúng ta cần căn cứ vào tình hình thực tế từ đó đặt mục tiêu vừa phải, không quá cao, có như vậy chúng ta mới thấy mình có tiến bộ, từng ngày đến gần mục tiêu, có thêm động lực để phấn đấu.

Chẳng hạn, nếu chúng ta vừa bắt đầu kinh doanh, đặt luôn mục tiêu chiếm lĩnh 50% thị trường, điều này hoàn toàn không khả thi, chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc giữa chừng. Bên cạnh đó, nếu ta đặt mục tiêu quá thấp, quá dễ dàng, sẽ không kích thích, thúc đẩy chúng ta phát triển mạnh được.

R – Realistic: Tính thực tế

Bên cạnh tính khả thi, chúng ta cũng cần phải xem xét đến tính thực tế của mục tiêu. Cụ thể là phải xem đến năng lực của bản thân, các nguồn lực về tài chính, thời gian, vật chất, nguồn hỗ trợ từ bên ngoài… Điều này không chỉ giúp chúng ta tránh những mục tiêu viễn vông mà còn xác định được hết các nguồn lực có thể sử dụng để đạt mục tiêu đặt ra.

T – Time bound: Thiết lập thời gian

Sau khi đã đặt được mục tiêu cho mình, bước cuối cùng chúng ta cần xác định được mốc thời gian cụ thể cho mục tiêu đó. Cho dù là mục tiêu lớn hay nhỏ đều cần xác định được một thời gian cụ thể để thực hiện.  

Đối với các mục tiêu lớn, dài hạn chúng ta có thể chia nhỏ các mốc thời gian trong quá trình thực hiện. Từ đó ta có thể biết đã đạt được đến đâu rồi, điều này vừa giúp chúng ta có thêm động lực vừa là cách để kịp thời chấn chỉnh cho kịp đạt mục tiêu.

Tham khảo thêm: Tại sao cần phải lập ra thời gian biểu 

Nguyên tắc SMART giúp cho chúng ta thiết lập các mục tiêu một cách khoa học, hợp lý. Hi vọng bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về nguyên tắc SMART và có thể ứng dụng được thành công trong công việc và cuộc sống của mình.

Xem thêm:

5/5 (2 bình chọn)