Thảo mai là gì? Và những vấn đề liên quan đến thảo mai

By   Administrator    30/09/2019

Bạn đã từng nghe đến "thảo mai"? Bạn tò mò về nó bài viết sau đây, giasusinhvien.net sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn ý nghĩa của từ "thảo mai" mà nhiều người đang nhắc đến.

Thảo mai: xấu hay tốt, nên hay không nên

1, “Thảo mai” là gì?

Thật ra, từ thảo mai vốn không có trong từ điển tiếng Việt từ trước đến nay. Đây chỉ là từ tiếng lóng do dân mình tự sáng tạo ra trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Vậy thảo mai từ đâu mà có? Nguồn gốc của nó có thể xuất phát từ:

Thảo mai rao bán chỉ vàng

Vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh.

Có thể thấy, cô gái ‘‘Thảo Mai’’ trong câu trên gian dối nói là bán chỉ vàng quý hiếm mà thực chất lại chỉ là chỉ xanh bình thường. Sau đấy, nó trở thành tính từ để miêu tả, châm biếm cho những kẻ thiếu trung thực, câu nói chế nhạo ‘cái đồ thảo mai’’ cũng từ đó mà ra.

Nhưng cũng có giả thuyết khác cho rằng thảo mai mang một ý nghĩa khác. Thảo trong cam thảo, ý chỉ sự ngọt ngào, trong khi đó mai là chua như mai. Khi ghép 2 từ này có nghĩa con người hai tính cách, sống hai mặt, vừa chua lại vừa ngọt. Trước mặt người này thì nói tốt với họ nhưng khi nói chuyện với người khác thì lại nói xấu về người này. Hoặc là : Miệng thì nói sẽ làm cái này để giúp người này giúp người kia nhưng sau lưng thì lại làm những việc hèn hạ, bẩn thỉu khác để hại họ.

Nhưng dù thế nào tóm lại, thảo mai ngày nay được sử dụng để chỉ những hành động mang tính chất giả tạo, lươn lẹo, nói lời hoa mỹ nhưng không thành thực Tuy vậy, trong vài trường hợp, nó còn được dùng với tính chất trêu đùa, mang tính chất thiện ý thường là giữa những người bạn với nhau. Chúng ta nên tùy từng hoàn cảnh mà có cách hiểu phù hợp.

Đó đều là những giải thiết về nguồn gốc về từ thảo mai, và đều chưa được kiểm chứng. Gần đây, từ này được phổ biến trong cộng đồng mạng từ bộ phim "Phía trước là bầu trời" của đạo diễn Đỗ Thanh Hải. Nhân vật Nguyệt  (nữ diễn viên Hà Hương thủ vai) bỗng nổi lên như một hiện tượng với tính cách lươn lẹo, thảo mai. Bây giờ, khi nói về người có tính cách như vậy, mọi người quen với câu: “ mày đúng là em của chị Nguyệt”. Điều này hẳn cũng chứng minh được bộ phim có dấu ấn như thế nào trong lòng khán giả.

Tham khảo thêm: Drama là gì?

Thảo mai: xấu hay tốt, nên hay không nên

2, Thảo mai: nên hay không nên?

Qua định nghĩa, hẳn mọi người đều nhận thấy từ này mang nghĩa tiêu cực, song nhân vật Nguyệt thảo mai trong bộ phim lại nhận được rất nhiều sự yêu thích, ủng hộ từ chính tính cách này. Thậm chí, có người còn bình luận rằng họ thấy tính cô Nguyệt này “hay hay” . Dấu hỏi đặt ra: tại sao lại có sự ngược đời như vậy?

Thực ra câu trả lời rất đơn giản, tùy vào thời điểm và mục đích trong lời nói của bạn mà đánh giá đây là thảo mai hay khéo ăn nói.

Ví dụ như khi bạn có người thân và họ đối xử rất tốt với bạn. Ở trước mặt họ, bạn nói nói cười cười, tỏ vẻ thân thiết nhưng lại đâm sau lưng, nói xấu, làm việc tổn hại đến danh dự của họ thì bạn không chỉ là một kẻ thảo mai mà còn chẳng ra gì. 

“Thảo mai” cũng được hiểu là sự khôn lanh, khéo léo trong giao tiếp và cách hành xử trước công chúng. Đó là một cách hành xử tế nhị , điềm đạm được nhiều người thích thú và xem là đáng học hỏi. Và nếu thử giả dụ trong trường hợp bạn là một thực tập mới trong công ty và hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì về công việc, bên cạnh bạn có rất nhiều đồng nghiệp làm việc lâu năm thì việc bạn nên làm chính là làm thân và xây dựng mối quan hệ tốt với những đồng nghiệp khó tính. Một câu: “ cái váy chị mặc hôm nay đẹp thế” không chỉ là một câu khen mà còn là một cách để làm quen với họ, làm giảm đi không khí căng thẳng nơi làm việc. Có thể từ chính từ câu khen ngợi thông thường ấy bạn sẽ có nhiều cơ hội để nói chuyện với họ nhiều hơn, mở rộng mối quan hệ của bạn ở công ty nơi mà một vài phút trước với bạn còn khá xa lạ và biết đâu họ sẽ giúp đỡ bạn sau này. Chẳng ai từ chối một lời khen thiện chí như vậy. Trong hoàn cảnh này, bạn chính là một người khéo miệng mà còn là một người thông minh.

Khoảng cách giữa định nghĩa thảo mai và khéo léo rất mong manh vậy nên bạn hãy thận trọng trong cách sử dụng nhé. Lời nói ngọt ngào sẽ trở nên có ích khi có mục đích tốt đẹp, và nó sẽ lập tức trở thành lời nịnh hót, vô nghĩa khi theo kèm đó là mục đích bẩn thỉu, lươn lẹo, xấu xa. 

Tham khảo thêm: Đa nhân cách là gì? 

3, Thảo mai hay trung thực

Tục ngữ đã nói: “ Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “mật ngọt chết ruồi” và ai chẳng thích những lời nói dễ nghe cả. Nhưng lời ngọt ngào thì tốt mà trung thực vẫn cao hơn một bậc. Lời nói ngọt ngào là cách gây thiện cảm với người khác nhưng để giữ lại họ bạn cần sử dụng đến uy tín của mình mới hiệu quả được. “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, nếu để những người vốn tín nhiệm bạn phát hiện ra bản chất giả tạo, gian dối này, thì hậu quả thật khó lường. Niềm tin một khi bị đánh mất sẽ không có cách nào lấy lại

Đương nhiên mọi người đều hiểu rằng trong cuộc sống nhất là với công việc làm ăn, cần chút "mai đào" khéo léo sẽ được lòng người cũng là một điều tốt, thảo mai biết đâu lại đưa đến lợi ích kinh tế ngay trước mắt cho chúng ta. Nhưng có chân lý không bao giờ thay đổi: đắc nhân tâm sẽ có được cả thiên hạ. Lấy lòng người dễ mà giữ lòng người mới khó. Nhưng hơn hết, để có lợi cho lâu dài chúng ta vẫn nên thành thật, sống đúng với xúc cảm của mình trong mọi việc, thảo mai chỉ nên dừng lại ở mức độ khéo ăn, khéo nói.

Xem thêm:

5/5 (2 bình chọn)