Giáo dục STEM là gì? Một số thông tin thú vị về phương pháp này. Các cấp độ áp dụng giáo dục STEM. Đặc điểm và ngộ nhận về mô hình giáo dục STEM.
Học giỏi, cách học giỏi – Chìa khóa mở cửa thành công cho bạn!
Chúng ta nhận được vô vàn lời khuyên về cách học giỏi, nhưng liệu có giúp ích cho chúng ta thật không và làm gì để tìm ra cách học giỏi thì hãy xem bài viết.
Chúng ta nhận được vô vàn lời khuyên về cách học giỏi, nhưng liệu có giúp ích cho chúng ta thật không và làm gì để tìm ra cách học giỏi thì hãy xem bài viết.
Tài giỏi ư! Ai mà không mong muốn bản thân là con người tài giỏi. Tài giỏi không chỉ giúp bản thân có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống, làm cha mẹ tự hào mà còn trở thành nhân tố đưa đất nước phát triển. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đã học cách trở thành một con người tài giỏi, ưu tú. Và chúng ta nhận được vô vàn lời khuyên về cách học giỏi, nhưng liệu trong số đó, nó có giúp ích cho chúng ta thật không và làm gì để tìm ra cách học giỏi cho bản thân. Chính vì vậy, bạn hãy theo giasusinhvien.net cùng tìm hiểu về nó nào. Let’s go!
Học giỏi là gì? Cách để học giỏi là như thế nào?
Mỗi chúng ta đều có những định nghĩa riêng cho mình về thế nào là học giỏi. Và đại đa số sẽ người cho rằng học giỏi là học đều và toàn diện ở tất cả các môn học như Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh,… và luôn đạt điểm cao được quy ước là giỏi.
Học giỏi đồng nghĩa với việc bạn phải đọc nhiều sách, chăm làm bài tập, chăm học bài, học ở trung tâm này thầy cô kia theo cái cách mà bố mẹ bạn đã sắp đặt sẵn. Tuy nhiên, nếu bạn đi theo cái lý thuyết này thì tôi tin chắc một điều là tương lai của bạn sẽ vô cùng mờ mịt. Bởi rằng:
Học giỏi phải là sự kết hợp hài hòa giữa sự chăm chỉ học tập và niềm đam mê của bản thân đối với cái mà bạn muốn giỏi. Cách để bạn giỏi là bạn phải học có mục đích, có định hướng và phải xác định ý nghĩa của việc vì sao bạn luôn muốn mình học thật giỏi.
Học giỏi mà làm việc cũng giỏi thì chính xác là bạn đã tìm được chìa khóa thành công rồi đấy.
Tham khảo thêm: Cách học thuộc bài nhanh
Vì sao chúng ta luôn tìm kiếm cách để học giỏi?
Mỗi người làm cha làm mẹ ai cũng muốn con mình sau này thành công và họ đặt hết niềm tin vào việc cho con đi học, thầy cô cũng vậy họ mang sứ mệnh là mang kiến thức đến cho người trò của họ, và chúng ta đáp lại niệm hy vọng đó bằng cách học thật giỏi.
Ai sinh ra cũng mong muốn học giỏi nên mỗi chúng ta luôn suy nghĩ làm sao để học giỏi, ai cũng mong muốn bản thân mình hơn người khác. Học giỏi để thi đỗ với một số điểm cao nhất vào được ngôi trường chuyên toàn học sinh giỏi, để đỗ vào trường đại học mà ta ao ước nhất, để có thể tìm kiếm cơ hội du học ở các nước tân tiến hơn.
Sau bao cố gắng nỗ lực bạn có cho bản thân những tấm bằng danh giá, một lý lịch hoàn hảo, tìm được một công việc kiếm được nhiều tiền. Và sau cùng là có một cuộc sống mà bạn ao ước.
Nhưng liệu bạn đã tìm thấy cách học giỏi cho bản thân mình chưa?
Chắc hẳn khi bạn vẫn đọc đến dòng này thì đồng nghĩa với việc bạn vẫn chưa tìm cho mình cách để học giỏi đúng không. Bạn biết đấy, không ai tự nhiên mà giỏi tự nhiên thành công, đó là cả một quá trình dài tôi luyện bản thân ( đi từ những cái nhỏ đến cái lớn, giỏi ít đến giỏi nhiều).
Nhưng cũng có không ít bạn học rất nhiều, rất chăm chỉ và có đầu tư nhưng không hiểu sao bản thân vẫn không giỏi lên được. bởi bên cạnh học tập chăm chỉ, các bạn còn phải biết chọn lọc phương pháp học tập phù hợp với bản thân. Nếu các bạn đọc thấy hàng trăm cách học giỏi mà cách nào bạn cũng áp dụng thì chắc chắn bạn đã đi sai hướng rồi.
Nhưng hãy an tâm, không bao giờ là quá muộn!
Để nắm được chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng, bạn phải nhanh chóng tạo cho mình một hành trình để từng bước chinh phục nào!
3.1. Có ước mơ, tìm đam mê và động lực trong việc học
* Bạn có ước mơ không? Dù là bé hay lớn thì ai cũng có ước mơ hoài bão, ước mơ (sau này sẽ trở thành nhà khoa học như Albert Einstein,ước mơ làm phi công…). Khi trong bạn nung nấu một hoài bão một mơ ước thì chắc chắn nó sẽ tạo ra cho bạn động lực trong học tập.
* Hay có thể bạn thần tượng một ai đó chẳng hạn ( ví dụ như trường hợp của bạn Nguyễn Xuân Bách đến từ Hải Phòng, bạn ấy rất thần tượng nhóm nhạc SNSD và lấy đó làm động lực và bạn đã đạt rất nhiều thành tích cao trong học tập, đặc biệt là môn Hóa học).
* Đam mê chính là yếu tố tạo nên sức mạnh thôi thúc bạn, chỉ dẫn bạn, giúp bạn đứng lên sau mỗi thất bại, giúp bạn vững tin mà học tập. Vì sao vậy? vì đam mê bạn sẽ luôn sẵn sàng học tập với tâm trạng thoải mái, học tập say mê hơn và sáng tạo hơn, bạn không phải gò bó mình trong những thứ mà bạn không thích.
3.2. Chiến thắng chính bản thân bạn
* Không có sự vinh quang nào bằng sự chiến thắng chính bản thân mình. Đôi khi bạn nghĩ bản thân không thể nào làm được nhưng nếu chỉ cần bạn cố thêm chút nữa sẽ bạn sẽ thấy bất ngờ về khả năng của mình lắm đấy. (như trong chương trình Olympia 2019 bạn Đoàn Nam Thắng ở vòng thi về đích đã vượt mặt người đứng đầu trước đó chỉ với 10 điểm để giành lấy vòng nguyệt quế góp mặt ở vòng chung kết năm ).
* Vì vậy, bạn phải niềm tin vào bản thân, bạn phải biết đặt mục tiêu cho việc học, định hướng cụ thể mình sẽ học như thế nào và chinh phục nó. Sau mỗi chiến thắng nhỏ ( bài kiểm tra, thành tích, lời khen từ bố mẹ thầy cô, sự ngưỡng mộ của bạn bè) nó sẽ dần tạo động lực cho bạn trong việc học
3.3. Tìm lấy niềm tin hy vọng mới sau mỗi lần thất bại
• Chắc hẳn ai cũng từng có xu hướng nhụt chí, chán nản sau mỗi bài kiểm tra điểm thấp, những lời phê bình của thầy cô. Bạn sẽ nghĩ rằng tại sao mình chăm học như vậy mà vẫn chỉ được điểm thấp. Bạn sẽ tìm vô vàng lý do để đổ lỗi cho người khác
• Để lấy lại niềm tin, để giữ vững tinh thần bạn hãy nhớ lý do vì sao bạn cố gắng đến bây giờ, bạn không nên để những điều như vậy làm tắt đi hy vọng và ước mơ của bạn.
• Thay vào đó, bạn phải biết nhìn nhận lại lỗi sai bản thân, học hỏi tham khảo ý kiến của mọi người, tìm ra cách khắc phục bởi thất bại chính là cơ hội để giúp bạn học tốt hơn. Khi khắc phục được bạn phải chú ý hơn không nên phạm lại sai lầm đó, nếu vẫn mắc phải thì bạn nên xem lại cách học của mình.
3.4. Có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có gì.
Bạn biết không đã có rất nhiều trường hợp đánh mất tương lai chỉ vì không chăm lo đến sức khỏe. có những người họ rất thành công rất giàu có nhưng vì tham công tiếc việc mà họ đã bỏ qua sức khỏe của mình. Và cuối cùng khi sự việc vỡ lở họ phát hiện mình bị ung thư giai đoạn cuối và dù lúc ấy họ có nhiều tiền thì họ cũng thể lấy lại một sức khỏe như trước kia được nữa
* Sức khỏe đóng vai trò vô cùng quan trọng và có thể nói là quan trọng nhất. Bạn muốn học giỏi, bạn phải có sức khỏe và khi khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn thì mới tập trung học được. Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh, chơi thể thao,…
Ví dụ như khi sáng nay bạn có bài kiểm tra nhưng tối qua bạn đã thức khuya để học và ôn tập quá nhiều không ngủ đủ giấc và kết quả bạn không tập trung làm bài được.
* Điều đó chứng tỏ sức khỏe đóng góp vai trò rất quan trọng để giúp bạn học giỏi hơn. Vì vậy, bên cạnh việc học thì còn phải chăm lo cho sức khỏe của bản thân nữa nha.
3.5. Biết sắp xếp thời gian và có kế hoạch học tập cụ thể:
Một con người thông minh, học giỏi là con người học tập có kế hoạch có nề nếp biết sắp xếp thời gian hợp lý. Vừa học tập vừa vui chơi, không để bản thân bị mệt mỏi chán nản. Vì vậy yếu tố này cũng quan trọng không kém để bạn trở nên học giỏi hơn
* Vì lịch học dày đặc, bạn phải biết sắp xếp thứ tự những môn học cần được ưu tiên trước sau thông qua thời gian biểu và không học xen lẫn học nhiều môn trong một buổi tự học. Những môn học chưa giỏi, bạn phải đầu tư rèn luyện nhiều hơn và không nên bỏ cuộc khi gặp bài khó.
* Ví dụ bạn chuyên tự nhiên và yếu tiếng anh, thì bạn có thể sắp xếp lượng thời gian học môn này nhiều hơn, nhưng không được xao nhãng những môn khác.
3.6. Có phương pháp học tập dành riêng cho bản thân:
Mỗi người sẽ có những phương pháp học khác nhau, đó là cách giúp bản thân tiếp thu kiến thức nhanh nhất. Bạn có thể tham khảo phương pháp học tập của mọi người nhưng khi áp dụng nếu bạn thấy nó thật sự hiệu quả với bản thân thì mới nên tiếp tục. Đừng nên gượng ép cái tốt của người khác lên mình cá mà nó không muốn. Dưới đây là một số phương pháp, chẳng hạn:
-
Có bạn chỉ cần đọc kiến thức nghe giảng một hay vài lần sẽ hiểu và nhớ ngay nhưng sẽ có bạn phải viết kiến thức đó ra giấy nhiều lần hoặc ghi nhớ nó bằng sơ đồ tư duy thì mới tiếp thu được.
-
Về không gian học, nếu bạn dễ bị xao nhãng do nhạy cảm với âm thanh tiếng ồn thì hãy tìm cho mình một căn phòng yên tĩnh để học Sau mỗi giờ học bạn nên cho mình những giây phút được thư giãn bằng trái cây, cốc nước, bản nhạc,…
-
Bạn có thể học cách đọc bài trước ở nhà sau đó đặt ra những câu hỏi ghi chú lại và nhờ thầy cô giải đáp ở tiết học tiếp theo, nó sẽ giúp bạn ghi nhớ và tiếp thu bài nhanh hơn rất nhiều đấy.
-
Một số bạn có thói quen ngồi học một chỗ nhiều giờ đồng hồ nên lưu ý nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, khiến tinh thần mất tập trung. Vì vậy, bạn cần đi lại, tập các động tác giãn cơ, rửa mặt để lấy lại tinh thần học tập tốt nhất nhé.
-
Tự học có thể được xem là phương pháp học tốt nhất để bạn tổng hợp kiến thức cần nhớ, làm nhiều bài tập để rèn luyện những điểm còn yếu của bản thân. Kết hợp với học nhóm, học hỏi các bạn học tốt để giúp bản thân có một kết quả học tập tốt nhất. lưu ý học nhóm tránh nói chuyện ngoài lề làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.
3.7. Tập trung lắng nghe bài giảng của thầy cô
Bạn biết không sau mỗi buổi đọc bài trước ở nhà kết hợp với bài giảng của thầy cô là cách để giúp bạn ghi nhớ bài mới rất tuyệt. Những điều thầy cô dạy bên cạnh những kiến thức cơ bản có trong sách, còn có những ví dụ minh họa giúp bạn hiểu bài một cách tốt nhất. Đặc biệt, những lưu ý quan trọng là chìa khóa cho những bài kiểm tra sắp tới của bạn.
3.8. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
• Sự e dè, ngại ngùng,không có tự tin sợ người khác biết rằng mình có những câu hỏi ngu ngốc mà không dám hỏi mới chính là điều ngu ngốc khiến bạn không thể giỏi lên. Đặc biệt bạn phải luyện tập việc giao tiếp trước đám đông để bản thân không còn lo sợ khi muốn phát biểu.
• Hãy tự tin nói ra những thắc mắc những quan điểm của bản thân và có chính kiến riêng mới tạo ra một con người giỏi được.
Ví dụ những chỗ khó hiểu bạn có thể yêu cầu được giảng lại, mạnh dạn đặt câu hỏi, tham gia phát biểu xây dựng bài. Sự tích cực của ban sẽ làm thầy cô chú ý đến bạn đấy, điều đó sẽ tao cho bạn tâm lý thoải mái hơn, tự tin hơn.
3.9. Phải biết nắm bắt khi có cơ hội
Cơ hội thường đến rất bất ngờ và nó sẽ dành cho những ai biết nắm bắt nó. Cơ hội ghi điểm, cơ hội tham gia các cuộc thi, cơ hội phát biểu xây dựng bài, cơ hội làm cán bộ lớp và có rất nhiều cơ hội. Hầu hết mọi người khi đánh mất nó rồi mới biết hối hận. Những cơ hội này không chỉ giúp bạn khẳng định giá trị bản thân mà còn khiến mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đặc biệt đối với bạn.
• Ví dụ khi thầy cô cho câu hỏi phụ để được cộng điểm thì bạn phải nhanh tay nắm lấy nếu bản thân biết câu trả lời, nó là cơ hội để bạn tăng điểm học tập rất tốt đấy.
3.10. Học cách ghi chép bài vở phù hợp với việc học của bản thân
• Bạn biết sau mỗi môn học sẽ có rất nhiều bài kiểm tra, nhưng lượng kiến thức chúng ta cần nạp vào thì vô cùng nhiều và phải sau một thời gian dài chúng ta mới có thể ôn tập lại. Chính vì vậy việc ghi chép bài vở có sẽ giúp bạn ôn lại kiến thức một cách tối ưu và hiệu nhất.
• Bạn nên ghi chép bài giảng của thầy cô kết hợp với những kiến thức có trong sách sao cho phù hợp. Đánh dấu các phần nội dung bằng các loại bút màu khác nhau để thể hiện sự quan trọng của mỗi bài học. qua đó bạn có thể biết mình nên học trọng tâm phần nào.
• Bên cạnh đó bạn có thể bổ sung thêm kiến thức mà bạn khám phá được từ các nguồn tư liệu khác và đánh dấu vào vở ghi của mình để bứt phá ở những câu hỏi bài tập khó và giành lấy điểm cao.
3.11. Dành thời gian để trau dồi kiến thức
Học là cả một quá trình dài nên bên cạnh học bạn phải dành thời gian trau dồi lại những điều đã học để không bị trôi mất kiến thức.
• Để học giỏi ngoài việc học bài, bạn cần phải làm bài tập ( bài tập Toán, viết văn, bài tập anh,…). Việc làm bài tập về nhà bạn cần làm đúng thời hạn, không nên để việc của hôm nay sang ngày mai. Trong trường hợp bạn không giải ra thì có thể tham khảo bạn bè thầy cô chứ không nên bỏ dở.
• Bên cạnh thầy cô bạn bè, bạn có thể thu nạp thêm kiến thức từ thư viện, đọc sách cũng là một cách ôn lại cũng như gia tăng kiến thức. ví dụ bạn muốn học chuyên sâu về một học yêu thích của mình bạn có thể tìm kiếm nguồn thông tin ở đây
• Đặc biệt là khi chuẩn bị kiểm tra bạn nên có sự chuẩn bị tư sớm để ôn lại tất cả kiến thức cần thiết, không nên dồn hết lại một cách để ôn tập. Nếu làm điều đó bạn sẽ chẳng thể giỏi được đâu.
3.12. Rèn luyện sự khiêm tốn, biết lắng nghe và học hỏi
Bạn đừng bao giờ cho bản thân mình là giỏi nhất, đừng biến bản thân thành con người có cái nhìn”ếch ngồi đáy giếng”. Một con người giỏi và thành công họ rất khiêm tốn bởi “ biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. thay vào đó bạn nên lắng nghe, học hỏi dù người đó không giỏi hơn bạn đi chăng nữa.
Tham khảo thêm: Cách để học môn lịch sử hiệu quả nhất cho học sinh
Bạn đã dành thời gian để đọc hết bài viết này, nhưng bạn biết không nếu như bạn không thực hành thì quả thật khoảng thời gian vừa rồi của bạn thật phí phạm lắm đấy. Không ai giỏi lên mà không có nghị lực. Nếu bạn là người có tố chất giỏi bẩm sinh thì bạn sẽ mất ít thời gian hơn, nhưng nếu bạn là người không được như vậy thì bạn vẫn hãy tự tin rằng mình có khả năng và chắc chắn mình sẽ làm được. Hãy tạo cho mình một mục tiêu để chinh phục thay vì ngồi đó và than vãn vì sao mình không thể giỏi. Mọi vấn đề nó xuất phát từ chính bản thân bạn. Và hãy nhớ thời gian sẽ không chờ đợi bất cứ một ai, vì vậy bạn nên nhanh chóng thực hiện nó đi nào. Chúc bạn thành công.
Xem thêm: