Bật mí cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc ấn tượng nhất

By   Administrator    09/06/2022

Bên cạnh CV xin việc, mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc cũng là một thành phần quan trọng, giúp bạn khẳng định được ý chí, nguyện vọng của bản thân mình. Tuy nhiên, nhiều ứng viên thường chuẩn bị phần mục tiêu nghề nghiệp quá sơ sài và không ấn tượng, khiến nhà tuyển dụng không vừa ý. Vậy làm thế nào để viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc? Cùng giasusinhvien.net khám phá cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao nên đưa mục tiêu nghề nghiệp vào đơn xin việc?

Đơn xin việc là thành phần quan trọng trong hồ sơ xin việc và trong lá đơn này, mục tiêu nghề nghiệp cũng quan trọng không kém các mục thông tin khác. Qua mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể khẳng định được bản thân mình, chứng minh mình có những định hướng, năng lực rõ ràng và có chí tiến thủ.

Lý do nên cho mục tiêu nghề nghiệp vào đơn xin việc
Lý do nên cho mục tiêu nghề nghiệp vào đơn xin việc

Bên cạnh đó, ứng viên có thể thể hiện một phần trách nhiệm, mức độ tự tin và thái độ của bản thân khi được nhận vào làm việc tại đây. Nếu bạn biết cách lồng ghép khéo léo mục tiêu nghề nghiệp với lợi ích mà bạn đem lại cho công ty, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hài lòng.

Ngoài ra, qua mục tiêu của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ biết được sự nỗ lực, mục tiêu, định hướng của ứng viên đối với vị trí công việc ứng tuyển, biết được bạn muốn đạt được điều gì trong thời gian tới và trong tương lai, từ đó chọn ra ứng viên phù hợp nhất. Bởi vậy, mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc đặc biệt quan trọng và không thể thiếu.

Tham khảo thêm: Nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc ghi thế nào?

2. Mách bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc chuẩn chỉnh

2.1. Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần biết được mình mong muốn điều gì, có những điểm mạnh gì và có thể làm được những gì cho công ty. Bạn cũng nên đề cập những mục tiêu gồm cả ngắn hạn (trong thời gian ngắn dưới 1 năm) và dài hạn, từ 3 tới 5 năm.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc chuẩn chỉnh
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc chuẩn chỉnh

Bạn nên lồng ghép và đề cập tới những kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ của bản thân trong mục tiêu nghề nghiệp, tạo nên một phần mục tiêu hoàn hảo và ấn tượng nhất. Mục tiêu nghề nghiệp cần ngắn gọn, là những mục tiêu mà bạn xác định có thể hoàn thành được, tránh việc đưa các mục tiêu mông lung, xa vời tầm với.

Dựa theo vị trí bạn ứng tuyển, mục tiêu nghề nghiệp của bạn sẽ khác nhau. Bạn nên đề cập tới những điều mình có thể làm cho công việc, công ty hay đơn vị bạn ứng tuyển và bạn có thể hoàn thành xuất sắc tới đâu. Sau khi đã biết được mục tiêu của bản thân là gì, hãy đưa vào trong đơn xin việc một cách khôn khéo nhé!

2.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc cực hay

2.2.1. Mục tiêu nghề nghiệp cần liên quan tới vị trí ứng tuyển

Như đã nói ở trên, mỗi ngành nghề thường có mục tiêu, công việc, kỹ năng và trình độ khác nhau. Do đó, bạn không thể sử dụng một mục tiêu nghề nghiệp chung chung, không rõ ràng trong đơn xin việc của mình. Mục tiêu mà bạn hướng tới trong công việc và vị trí ứng tuyển có liên quan tới nhau thì mới tạo nên một mục tiêu ấn tượng, phù hợp.

Mục tiêu nghề nghiệp cần liên quan tới vị trí ứng tuyển
Mục tiêu nghề nghiệp cần liên quan tới vị trí ứng tuyển

Trước khi đưa mục tiêu nghề nghiệp vào đơn xin việc, bạn cần xác định bản thân có kỹ năng, kinh nghiệm và sự nỗ lực ra sao, có thể thăng tiến lên vị trí nào… Từ đó, bạn có thể đưa ra mục tiêu rõ ràng, phù hợp với thực tế và vị trí công việc. 

Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển vị trí giáo viên, bạn cần đưa ra những kỹ năng, kinh nghiệm hay trình độ phù hợp với vị trí này, và những kỹ năng không liên quan thì không nên đưa vào nhé!

“Nhận thấy công ty đang ứng tuyển vị trí giáo viên tiểu học, tôi mạnh dạn nộp đơn ứng tuyển vào trường học để có thể phát huy những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, phát huy tốt vai trò của mình với công việc được giao. Với kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, có 2 năm kinh nghiệm trong nghề và thành thạo các kỹ năng khác như tin học văn phòng, tôi tin bản thân mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một giáo viên tiểu học, giúp các em học sinh phát huy được hết khả năng của mình. Mục tiêu của tôi là trở thành một giáo viên dạy giỏi và chuyên nghiệp trong huyện nhà.”

2.2.2. Mục tiêu không quá xa vời

Mục tiêu mà bạn đưa ra cần phải có tính thực tiễn, không nên đưa những mục tiêu xa vời, viển vông vào lá đơn xin việc của mình. Tất nhiên, tham vọng là cần thiết, nhưng nếu tham vọng của bản quá lớn, bạn có thể khiến nhà tuyển dụng ái ngại và dè chừng bạn.

Mục tiêu không quá xa vời
Mục tiêu không quá xa vời

Ví dụ, bạn ứng tuyển vào vị trí giáo viên, bạn không nên đưa ra các tham vọng quá lớn như trở thành hiệu trưởng hay một chức vụ nào đó quá lớn trong nhà trường. Bởi lẽ, người đọc hồ sơ, đơn xin việc của bạn sẽ là hiệu trưởng hoặc một thầy, cô giáo nào đó và họ sẽ không muốn sự xuất hiện của bạn làm lung lay vị trí của họ.

Thay vì vậy, bạn chỉ nên đề cập tới việc bản thân có thể thăng chức lên vị trí tổ trường, ban giám hiệu hay một chức vụ nào khác không “vượt ngoài tầm kiểm soát”.

2.2.3. Đề cập tới doanh nghiệp

Bạn đừng chỉ nên chăm chăm nhắc tới những mục tiêu của bản thân mà “bỏ quên” nhưng mục tiêu của công ty, doanh nghiệp. Bởi hơn hết, doanh nghiệp luôn muốn tìm kiếm những ứng viên có thể gắn bó lâu dài với sự phát triển của công ty và đây chính là một điểm nhấn quan trọng trong đơn xin việc của bạn.

Bạn hãy thể hiện rằng bản thân mình sẽ đem tới cho doanh nghiệp những lợi ích nào, năng lực mà bạn đem lại ra sao. Bạn nên bám chắc yêu cầu của nhà tuyển dụng để nhấn mạnh mục tiêu nghề nghiệp của mình, chắc chắn đơn xin việc của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng gật đầu hài lòng.

Đề cập tới doanh nghiệp
Đề cập tới doanh nghiệp

Ví dụ: “Qua kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực tuyển dụng, tôi sẽ cố gắng tăng trưởng những kinh nghiệm, khả năng của bản thân mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và giúp công ty ngày càng phát triển. Trong 3 năm tới, mục tiêu của tôi là trở thành trưởng phòng nhân sự tại công ty, giúp công ty tuyển dụng được nhiều ứng viên tiềm năng và có thể giữ chân nhân viên giỏi cho công ty”.

Tham khảo thêm: Cách viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc

2.3. Một số lưu ý cần biết

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc, bạn nên nhấn mạnh tới những mục tiêu mà mình có thể mang lại cho công ty. Và với mỗi vị trí ứng tuyển, bạn nên đưa vào những mục tiêu khác nhau, sao cho phù hợp với vị trí công việc.

Một mục tiêu nghề nghiệp không nên viết quá dài dòng, hoặc quá ngắn, nên nhắc tới những trình độ, khả năng của bản thân và đảm bảo mình có những kỹ năng nổi bật hơn các ứng viên khác. Bạn có thể lồng ghép khéo léo thêm các động từ mạnh để mục tiêu của mình thêm thu hút và hấp dẫn.

Lồng ghép các động từ mạnh gây ấn tượng
Lồng ghép các động từ mạnh gây ấn tượng

Trước khi gửi đơn cho nhà tuyển dụng, bạn nên đọc lại kỹ càng các thông tin của mình, tránh mắc phải lỗi cơ bản như sai chính tả hay sai ngữ pháp, diễn đạt. Bạn cũng nên chỉ ra những nỗ lực, sự cố gắng của bản thân với vị trí công việc này nhé!

Tham khảo thêm: Năng khiếu sở trường trong đơn xin việc

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc. Đây là một mục quan trọng và không thể thiếu trong đơn xin việc, giúp bạn nhấn mạnh được khả năng của mình và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy chọn lọc những thông tin của bản thân, chọn ra những điểm mạnh, kỹ năng và trình độ phù hợp nhất với công việc ứng tuyển để đưa vào trong đơn xin việc của mình nhé!

5/5 (2 bình chọn)