Ai có thể trở thành đầu bếp? Nghề đầu bếp cần những gì? Kỹ năng và trình độ của đầu bếp ra sao? Trở thành đầu bếp có dễ dàng hay không? Xem ngay!
Tìm hiểu chi tiết về câu trần thuật đơn trong tiếng Việt
Câu trần thuật đơn có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là một kiểu câu trần thuật trong tiếng Việt cấu thành gồm một cụm chủ ngữ - vị ngữ, dùng để kể...
Căn cứ vào mục đích nói, câu trong tiếng Việt được phân loại thành nhiều kiểu câu khác nhau như câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu trần thuật (bao gồm câu trần thuật đơn và câu trần thuật ghép).
Trong đó, câu trần thuật đơn là một trong những kiểu câu cơ bản sử dụng thường xuyên và phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp. Hãy cùng giasusinhvien.net tìm hiểu về kiểu câu này nhé.
Khái niệm câu trần thuật đơn
Câu trần thuật đơn có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là một kiểu câu trần thuật trong tiếng Việt cấu thành gồm một cụm chủ ngữ - vị ngữ, dùng để kể, thuật lại, thông báo, miêu tả hoặc đưa ra ý kiến về một hay nhiều sự vật, sự kiện hiện tượng nào đó.
Ví dụ: Hồ Chí Minh / là vị anh hùng dân tộc.
Câu trần thuật đơn mang những đặc điểm, chức năng của câu trần thuật, thường kết thúc bằng dấu chấm. Tuy nhiên, đôi khi câu trần thuật đơn có thể kết thúc bằng các loại dấu câu khác như dấu chấm than, dấu ba chấm, v.v...
Tham khảo thêm: Hoán dụ là gì?
Chức năng của câu trần thuật đơn
Câu trần thuật đơn có đầy đủ những chức năng cơ bản của một câu trần thuật, bao gồm: kể, miêu tả, nhận định, thông báo, v.v.
-
Chức năng kể: đây là chức năng quan trọng, chủ yếu của câu trần thuật đơn, dùng để phân biệt kiểu câu này với các kiểu câu nghi vấn, cảm thán và câu cầu khiến, được dùng để thuật lại một hay nhiều sự vật, sự kiện hiện tượng nào đó.
Ví dụ: Mẹ tôi / là bộ đội. Cha tôi / thích uống trà.
-
Chức năng miêu tả: đây là chức năng để người đọc, người nghe hình dung ra một hay nhiều sự vật, sự kiện hiện tượng thông qua câu trần thuật đơn. Ví dụ: Con mèo của tôi / có bộ lông màu trắng.
-
Chức năng nhận định: đây là chức năng thể hiện ý kiến, quan điểm của người nói, người viết về một hay nhiều sự vật, sự kiện hiện tượng thông qua câu trần thuật đơn.
Ví dụ: Câu phát biểu của tôi / là không chính xác hoàn toàn.
-
Chức năng thông báo: đây là chức năng cung cấp thông tin, tin báo của câu trần thuật đơn.
Ví dụ: Lớp 12A / nghỉ học. Tổ điện / được tăng lương.
Ngoài ra, câu trần thuật đơn còn có các chức năng thứ yếu khác như bày tỏ cảm xúc, yêu cầu, đề nghị, v.v...
Phân loại câu trần thuật đơn
Căn cứ theo cấu tạo từ ngữ trong câu, câu trần thuật đơn thường được phân loại thành câu trần thuật đơn có từ “là” và câu trần thuật đơn không có từ “là”.
Câu trần thuật đơn có từ “là”:
Câu trần thuật đơn có từ “là” là loại câu trần thuật đơn được cấu tạo bởi một chủ ngữ, vị ngữ được nối với nhau bằng từ nối “là”.
Ví dụ: Mẹ tôi / là bác sĩ. Bố tôi / là giám đốc công ty.
Câu trần thuật đơn có từ “là” có chủ ngữ là danh từ, vị ngữ gồm danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vị ngữ của câu trần thuật đơn cũng có thể là động từ, cụm động từ hoặc tính từ, cụm tính từ tạo thành. Trong đó, trước từ “là” của câu có thể chứa các từ ngữ mang tính phủ định (không, không phải, v.v)
Chú ý: không phải tất cả các câu có từ “là” đều là câu trần thuật đơn có từ “là”.
Ví dụ: hai con mèo / không khác nhau “là” mấy. Ông ta / thường được gọi “là” bụt (từ là nối động từ “gọi” và phụ ngữ “bụt”).
Câu trần thuật đơn có từ “là” thường được chia thành: câu định nghĩa, câu giới thiệu, câu nhận định và câu miêu tả.
Câu trần thuật đơn không có từ “là”
Câu trần thuật đơn không có từ “là” là loại câu trần thuật đơn được cấu tạo gồm một chủ ngữ, vị ngữ. Trong đó, chủ ngữ thường là danh từ hoặc cụm danh từ đảm nhiệm, trả lời cho câu hỏi: Ai? (Con gì? cái gì?), vị ngữ thường là động từ, cụm động từ hoặc tính từ, cụm tính từ, vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? Thế nào?
Ví dụ: Con mèo / đang chạy. Con chim / không bay.
Câu trần thuật đơn không có từ “là” bao gồm chủ yếu hai loại câu: Câu miêu tả và câu tồn tại.
-
Câu miêu tả là loại câu giúp cho người đọc, người nghe hình dung ra hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, sự kiện, hiện tượng nào đó.
Ví dụ: cây cối / xanh mượt.
-
Câu tồn tại là loại câu thể hiện sự tồn tại hay mất đi của một hay nhiều sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: trời / có sấm đằng tây (thể hiện sự xuất hiện của “sấm).
Tham khảo thêm: Sách dạy tiếng Việt dành cho người nước ngoài
Như vậy, câu trần thuật đơn là loại câu trần thuật cơ bản luôn luôn xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Hãy nắm vững những kiến thức cơ bản về kiểu câu phổ biến này để nâng cao hiệu quả của hoạt động giao tiếp cho mỗi cá nhân chúng ta, từ đó gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Đọc thêm: