Ai có thể trở thành đầu bếp? Nghề đầu bếp cần những gì? Kỹ năng và trình độ của đầu bếp ra sao? Trở thành đầu bếp có dễ dàng hay không? Xem ngay!
Điều dưỡng nha khoa là gì? Khám phá thông tin nghề nghiệp
Điều dưỡng nha khoa được coi là mắt xích của hoạt động thăm khám, điều trị nha khoa nên bắt buộc vị trí này không thể thiếu trong lĩnh vực nha khoa. Tuy công việc có phần thầm lặng nhưng nhờ có họ luôn đồng hành bên cạnh các bác sĩ nha khoa mà quá trình điều trị cho bệnh nhân mới được diễn ra suôn sẻ, chuyên nghiệp và đạt được hiệu quả tốt. Không nhiều người biết rõ điều dưỡng nha khoa là gì và vai trò của vị trí này quan trọng ra sao. Khi bạn quan tâm tới nghề và còn mơ hồ về điều đó, nhất định phải cập nhật hiểu biết về điều dưỡng nha khoa tại bài viết dưới đây.
1. Làm sáng tỏ điều dưỡng nha khoa là gì?
Điều dưỡng nha khoa là gì? Chúng ta có thể gọi công việc này với những cách gọi khác như phụ tá/trợ thủ nha khoa. Họ là người hỗ trợ trực tiếp cho bác sĩ nha khoa khi thực hiện công tác thăm khám, điều trị bệnh nhân về các vấn đề răng miệng. Đúng với tính chất công việc, người điều dưỡng nha khoa sẽ phục trách tiếp đón người bệnh đến với cơ sở y tế, đưa ra sự hướng dẫn người bệnh nhân biết cách thực hiện đúng quy trình thăm khám theo quy định. Đồng thời điều dưỡng nha khoa cũng chuẩn bị sẵn sàng những thiết bị, dụng cụ cần thiết cho bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Công việc này không phải là nghề tự phát mà có cả một hành trình phát triển trong lịch sử ngành y tế nói chung và mảng nha khoa nói riêng. Dựa vào đó, chúng ta cần đánh giá được thực trạng phát triển của công việc này vì qua đó sẽ có quyết định đúng đắn hơn khi đứng trước cơ hội mà nghề mang lại.
2. Tìm hiểu thực trạng phát triển của công việc điều dưỡng nha khoa
Ngành nha khoa nói chung là một ngành được toàn thế giới quan tâm hàng đầu. Tại Việt Nam, sức khỏe răng miệng lại càng quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và trong nhận thức của mỗi người dân.
Dựa trên kết quả thống kê được từ Tổ chức Y tế thế giới thì hiện có trên 50% số người lớn và nhiều hơn 60% số trẻ nhỏ không được khám răng miệng đầy đủ. Còn ở Việt Nam, có đến 85% số trẻ nhỏ gặp phải tình trạng sâu răng. Nhưng không chỉ đơn thuần là bị răng sâu mà kéo theo đó còn xảy ra rất nhiều triệu chứng bệnh lý khác về răng miệng, các vấn đề do viêm gây ra sự ảnh hưởng cho sức khỏe tổng thể.
Bạn có biết những vấn đề này xảy ra đều đến từ nguyên nhân thói quen lười khám răng miệng định kỳ của người dân. Vì không nhận được những kiến thức phổ biến về cách chăm sóc răng miệng đúng cho nên người dân Việt Nam ta đa số phải đối diện với các “bệnh” về nha khoa.
Từ thực trạng nêu trên, con người cũng đã có cuộc sống cải thiện hơn và nhận thức đúng đắn hơn về sức khỏe răng miệng cho nên việc chăm sóc răng miệng đã được chú trọng, cải thiện. Cùng với đó còn có nhu cầu làm đẹp toàn diện của con người, các cụ nói cái răng cái tóc là góc con người.
Việc chăm sóc răng để khỏe để đều đẹp sẽ đem đến vẻ đẹp cho chúng ta, các kỹ thuật công nghệ được cập nhật để chỉnh nha, tác động vào toàn bộ hàm răng hay xử lý vấn đề của từng chiếc cũng được ứng dụng phổ biến. Chưa kể tới việc răng miệng còn có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chung của cơ thể. Vì vậy, nhu cầu chăm sóc răng miệng của con người gia tăng là điều dễ hiểu.
Một hệ quả tất yếu được diễn ra đó là các dịch vụ chăm sóc răng miệng xuất hiện rất nhiều. Nói chung ngành nha khoa rất tiềm năng và từng vị trí trọng yếu trong ngành sẽ được thúc đẩy để phát triển với sự đòi hỏi lớn về mặt đáp ứng nguồn lực. Trong đó không thể thiếu đội ngũ điều dưỡng nha khoa.
Qua thông tin cung cấp vừa nêu thì bạn đã hiểu rõ điều dưỡng nha khoa là gì. Nếu dừng lại tại đây, bạn chưa có đủ sự hiểu biết về nghề để tự tin chinh phục vị trí điều dưỡng nha khoa. Cập nhật những thông tin tiếp theo để hiểu nghề một cách sâu sắc nhất trên nhiều phương diện.
3. Điều dưỡng nha khoa làm gì?
3.1. Hỗ trợ nghiệp vụ cho các bác sĩ nha khoa trong suốt quá trình điều trị
Điều dưỡng nói chung là một ngành nghề được đào tạo để có đầy đủ kiến thức chuyên ngành để hỗ trợ chuyên nghiệp cho đội ngũ y bác sĩ ở trong quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân. Vì thế, đây cũng là nghiệp vụ của một điều dưỡng nha khoa.
Họ sẽ luôn chu đáo để chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện, dụng cụ giúp cho bác sĩ có cơ sở thực hiện tốt mọi kỹ thuật chuyên môn cần thiết phục vụ cho các vấn đề về răng miệng của người bệnh.
3.2. Điều dưỡng nha khoa cũng đảm nhận một số ca điều trị
Không chỉ phụ tá mà đôi khi, ở các ca nhẹ, điều dưỡng nha khoa cũng được phụ trách chính thay cho các sĩ nha khoa. Chẳng hạn công việc có tính chất nhẹ nhàng, dễ thực hiện kỹ thuật như lấy cao răng, nhổ răng sữa, hàn răng, châm bít các lỗ sâu của răng hay rãnh răng bị thưa, rộng do răng bị mòn, ... Đây đều là những kỹ thuật đơn giản mà người điều dưỡng nha khoa hoàn toàn có thể thao tác độc lập mà không cần bác sĩ nha khoa thực hiện.
3.3. Tham gia tư vấn, chăm sóc người bệnh
Với nghiệp vụ chuyên môn có đủ kiến thức về vấn đề răng miệng, điều dưỡng nha khoa hoàn toàn có khả năng đưa ra những thông tin hướng dẫn cho bệnh nhân, giúp họ hiểu hơn về tình trạng đang gặp phải và cũng nắm bắt được những phương hướng điều trị phù hợp và mức chi phí điều trị. Đây là công tác sẽ được điều dưỡng làm trước khi để bệnh nhân gặp bác sĩ nha khoa.
Ngoài ra, điều dưỡng cũng tiếp tục theo sát để đồng hành cùng người bệnh trong quá trình điều trị. Bệnh nhân sẽ yên tâm nhận sự điều trị từ bác sĩ và nhận sự chăm sóc chu đáo của điều dưỡng viên nha khoa.
Một điều dưỡng nha khoa cũng thể hiện được vai trò của mình ở trong cộng đồng khi đưa ra những thông tin tuyên truyền về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng sao cho đúng cách. Đây là hành động đẹp có thể góp sức giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng, hạn chế sự suy giảm sức khỏe vì nguyên nhân răng miệng.
Ngoài những nhiệm vụ trên, nhân viên điều dưỡng nha khoa cũng đóng góp một phần sức lực đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh của cơ sở nha khoa, nắm bắt hồ sơ bệnh nhân và lưu giữ cẩn thận. Khi hành nghề luôn tuân thủ những nguyên tắc nghề nghiệp một cách nghiêm túc, nâng cao, phát huy đạo đức nghề nghiệp đúng quy định pháp lý.
Để làm được tốt những công việc nêu trên chắc chắn bạn sẽ phải đạt chuẩn những yêu cầu nghiệp vụ của ngành nghề. Vậy một điều dưỡng nha khoa phải đáp ứng điều gì?
4. Yêu cầu nghiệp vụ của nhân viên điều dưỡng nha khoa
4.1. Điều dưỡng nha khoa cần có chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là một đòi hỏi tiên quyết đối với một người để được hành nghề điều dưỡng nha khoa. Chứng chỉ được hành nghề tính từ hệ trung cấp Y sĩ đa khoa và trung cấp điều dưỡng nha khoa hay trung cấp kỹ thuật Phục hình răng.
Thời gian đào tạo phải đáp ứng theo thời gian của các khóa học, có thể từ 3 tháng hoặc 6 tháng tùy theo loại chứng chỉ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng nha khoa thì học viên vẫn chưa thể được cấp chứng chỉ ngay mà phải 2 năm sau đó mới chính thức nhận chứng chỉ.
4.2. Điều dưỡng nha khoa đòi hỏi có kỹ năng giao tiếp tốt
Do phải tương tác trực tiếp với người bệnh cho nên điều dưỡng sẽ cần mang tới cho bệnh nhân sự phục vụ tốt nhất mà trước tiên phải tạo ra được sự hài lòng cho họ. Muốn bệnh nhân hài lòng, bạn cần thể hiện được từ cách nói năng, giao tiếp.
Làm sao để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái dễ chịu khi tiếp nhận thông tin hướng dẫn, tư vấn, cảm giác đội ngũ y bác sĩ, nhân viên tại cơ sở thân thiện thì không những sự kết nối với người bệnh được thuận lợi mà còn đem đến cảm tình tốt để họ luôn lựa chọn phòng khám, cơ sở để gắn bó khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Như vậy, qua bài viết này, bạn đọc không những hiểu được điều dưỡng nha khoa là gì và còn nhận được những tiềm năng, cơ hội lớn của nghề. Hy vọng, bài viết sẽ giúp ích nhiều để bạn có định hướng tốt nhất cho con đường lựa chọn nghề nghiệp của bản thân nếu muốn gắn bó và phát triển ở vị trí điều dưỡng nha khoa.