Ai có thể trở thành đầu bếp? Nghề đầu bếp cần những gì? Kỹ năng và trình độ của đầu bếp ra sao? Trở thành đầu bếp có dễ dàng hay không? Xem ngay!
Đơn xin thực tập ngành Luật viết sao để ấn tượng và thuyết phục nhất?
Khi học chuyên ngành về Luật, trước khi ra trường và làm việc liên quan đến ngành Luật, sinh viên cần phải thực tập. Việc lựa chọn một nơi thực tập tốt sẽ là cơ sở để ứng viên có thể có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm sau này. Tuy vậy, nhiều bạn vẫn chưa biết đơn xin thực tập ngành Luật viết thế nào cho đúng và thuyết phục? Để giải đáp vấn đề này, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách viết đơn xin thực tập ngành Luật nhé!
1. Hướng dẫn viết đơn xin thực tập ngành Luật ấn tượng
1.1. Đơn xin thực tập ngành Luật có vai trò gì?
Khi đi thực tập, sinh viên sẽ được học hỏi các kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết và phục vụ cho công việc sau khi bước ra khỏi cánh cổng trường Cao đẳng, Đại học. Bên cạnh đó, để có thể đáp ứng yêu cầu của trường học mình đang theo học, ứng viên cần phải đi thực tập thì mới có thể tốt nghiệp thành công và lấy được tấm bằng Cử nhân Luật.
Trong khoảng thời gian thực tập, bạn sẽ được học cách làm việc, có thể hình dung về công việc sau này, cũng như xây dựng được mối quan hệ trong môi trường làm việc cần thiết. Đồng thời, bạn cũng có cơ hội làm việc tại cơ quan nơi bạn thực tập sau khi hoàn thành chương trình thực tập, giúp bạn nâng cao kiến thức về ngành Luật.
Vì vậy, đơn xin thực tập ngành Luật là một trong những giấy tờ quan trọng, quyết định tới tương lai của bạn. Đặc biệt, sau khi ra trường, khi đi xin việc, nơi thực tập chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng ứng tuyển vào các công ty, cơ quan nhà nước liên quan tới chuyên ngành mà bạn học.
Đơn xin thực tập đóng vai trò là “chìa khóa” để bạn tiến tới một cơ hội mới, một việc làm mới trong tương lai, bởi vậy mà gây được ấn tượng, sự chú ý với cơ quan, đơn vị hay doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.
Do đó, bạn nên khiến tuyển dụng ấn tượng bằng một đơn xin thực tập ngành Luật. Bạn cần chú trọng vào những kỹ năng, điểm mạnh của bản thân mình và chuẩn bị một lá đơn xin thực tập đúng quy chuẩn, chắc chắn sẽ khiến cơ quan, đơn vị thực tập của bạn hài lòng.
Tham khảo thêm: Cách viết đơn xin thực tập nhà tuyển dụng không thể chối từ
1.2. Viết đơn xin thực tập ngành Luật thế nào?
1.2.1. Phần mở đầu
Đơn xin thực tập ngành Luật là văn bản theo thể thức hành chính nên không thể thiếu Quốc hiệu, tiêu ngữ và tên lá đơn. Bạn có thể viết tay hoặc đánh máy lá đơn xin thực tập của bản thân, tuy vậy để chứng minh bản thân mong muốn với vị trí thực tập này, bạn có thể viết tay để thể hiện sự chuyên nghiệp, tha thiết muốn được thực tập vào công ty hay cơ quan nhà nước.
Sau đó, bạn cần ghi rõ người nhận lá đơn của bạn trong mục “Kính gửi”, cần ghi rõ ràng tên cơ quan thực tập nhận lá đơn của bạn. Lưu ý rằng trong phần tên cơ quan hay công ty mà bạn xin thực tập, bạn tuyệt đối không được viết sai và nên tìm hiểu kỹ càng trước khi đặt bút viết nhé!
Ví dụ: “Kính gửi: Tòa án nhân dân huyện ABC”.
1.2.2. Phần nội dung
Trong trường thông tin này, bạn cần nêu rõ các thông tin cá nhân cơ bản của bản thân mình, gồm có: Họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, tên lớp, tên trường học, tên ngành học, hệ đào tạo… Bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi viết để các thông tin chính xác, chuẩn chỉnh nhé!
Thời gian thực tập bạn cũng cần ghi rõ ràng trong lá đơn của mình để cơ quan, đơn vị thực tập của bạn có thể sắp xếp, tạo điều kiện để bạn tham gia thực tập tại đây ứng với khoảng thời gian mong muốn. Bạn nên ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc thực tập tại nơi thực tập của mình nhé!
Sau đó, bạn cần nêu rõ đề tài thực tập của bản thân và lý do mà mình xin thực tập tại cơ quan, doanh nghiệp. Ví dụ:
“Đề tài thực tập: Nghiên cứu về quản lý nhà nước với hoạt động công chứng tại phường Định Công, giai đoạn 20xx đến 20xy.
Nay tôi đã kết thúc các môn học và đang tiến tới thực tập cũng như hoàn thành luận văn nghiên cứu. Kính mong quý tòa án ABC tiếp nhận và bố trí để tôi được thực tập tại cơ quan tại phòng ban Công chứng”.
Tiếp theo, bạn cần cam đoan và xin hứa khi thực tập tại cơ quan nhà nước hay công ty, doanh nghiệp, bạn sẽ nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định của đơn vị thực tập, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao phó và có thái độ thực tập đúng đắn. Bạn cũng cần thể hiện mong muốn rằng bản thân mình muốn được thực tập tại đơn vị này thế nào, mong mỏi cơ quan, đơn vị thực tập tạo điều kiện để bạn được thực tập tại đây.
1.2.3. Phần kết thúc
Sau khi hoàn thiện phần nội dung, bạn có thể ghi tên cơ quan thực tập và một số thông tin khác của cơ quan đó ở cuối lá đơn như: Số điện thoại, địa chỉ, email. Đừng quên ghi rõ thời gian, địa điểm viết đơn, ký và ghi rõ họ tên của người xin thực tập.
Tham khảo thêm: Cách viết mẫu đơn xin học việc
2. Một số lưu ý khi trình bày đơn xin thực tập ngành Luật cần biết
Luật là một trong những chuyên ngành đòi hỏi sự chính xác, nghiêm túc và cẩn trọng, do đó trong lá đơn xin thực tập của mình, bạn cần trình bày bố cục logic, phù hợp, tỏ ra bản thân là người vô cùng chú trọng đơn vị thực tập này. Bạn nên đọc kỹ lá đơn xin thực tập của mình sau khi hoàn thiện, đảm bảo không có lỗi ngữ pháp, chỉnh tả hay sai tên cơ quan, đơn vị thực tập.
Sẽ thật mất điểm nếu lá đơn xin thực tập của bạn sai chính tả, sai tên cơ quan hay mắc các lỗi cơ bản về căn dòng, font chữ. Người duyệt đơn thực tập của bạn sẽ chẳng muốn tuyển dụng một người không chỉn chu và nghiêm túc như vậy.
Vì không phải chỉ mình bạn xin vào cơ quan thực tập này, còn nhiều ứng viên cùng chuyên ngành Luật ở trường bạn hoặc các trường khác, do đó để cạnh tranh với các ứng viên này, bạn cần thể hiện được những kỹ năng, thành tích nổi bật của bản thân trong quá trình học tập, hoạt động tại trường. Đây là những yếu tố để cơ quan, đơn vị thực tập cân nhắc, xét duyệt và so sánh các ứng viên với nhau, lựa chọn ra ứng viên phù hợp nhất.
Bạn cũng cần cho đơn vị, cơ quan nhận đơn thực tập thấy được ý chí phấn đấu và mong muốn của bạn, từ đó mở ra cho bạn một cánh cửa mới, giúp bạn có được công việc mơ ước sau này. Các thông tin bạn cần ghi chính xác, ngắn gọn và đầy đủ những nội dung cần thiết, tránh đưa những thông tin sai sự thật hay “tô hồng”, khoe khoang về bản thân mình.
Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin việc ngành Y
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách viết đơn xin thực tập ngành Luật cùng một số lưu ý cần thiết. Khi xin thực tập ngành Luật, đơn xin thực tập sẽ là tiền đề giúp bạn có thể vào thực tập tại một cơ quan, đơn vị chuyên nghiệp, giúp bạn học hỏi được những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết và có một công việc mơ ước trong tương lai. Hãy chú trọng tới cả nội dung và hình thức của lá đơn xin thực tập bạn nhé!