Ai có thể trở thành đầu bếp? Nghề đầu bếp cần những gì? Kỹ năng và trình độ của đầu bếp ra sao? Trở thành đầu bếp có dễ dàng hay không? Xem ngay!
Tuyệt chiêu viết đơn xin thực tập nhà tuyển dụng không thể chối từ
Thực tập là giai đoạn bắt buộc nếu bạn là sinh viên năm cuối của trường đại học, cao đẳng nào đó. Khi bước vào giai đoạn này, bạn phải chuẩn bị cho mình bộ hồ sơ đầy đủ. Trong đó bí quyết để được chấp nhận phần lớn nằm ở đơn xin thực tập của bạn. Hãy xem bí quyết viết lá đơn này để đạt hiệu quả cao qua bài viết sau đây và áp dụng theo bạn nhé.
1. Ý nghĩa của đơn xin thực tập bạn chưa biết
Đơn xin thực tập là một trong những giấy tờ quan trọng giúp sinh viên sớm hoàn thành chương trình học năm cuối, cũng nhờ giai đoạn thực tế này mà bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, tích lũy được kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này.
Tuy nhiên, dù là bắt buộc thế nhưng không phải nhà trường nào cũng có thể liên hệ với doanh nghiệp và gửi gắm sinh viên của mình vào đó thực tập. Có nhiều trường hợp sinh viên phải tự túc từ A - Z, bao gồm từ khâu liên hệ cho tới khi phỏng vấn không khác gì các ứng viên tham gia ứng tuyển việc làm chính thức.
Ngay cả khi được liên hệ qua nhà trường thì các bạn sinh viên cũng không thể tránh khỏi khâu chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn. Vậy ý nghĩa của lá đơn xin thực tập thực chất là gì?
Một lá đơn xin ứng tuyển thực tập đúng hiệu với đầy đủ thông tin cần thiết của sinh viên cùng những thành tích mà họ đang sở hữu chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng gật gù mà không buông ra bất cứ lời phàn nàn nào.
Khi tiếp nhận những lá đơn xin thực tập ấy, nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng hơn. Khi tâm trạng tốt thì sinh viên sẽ có nhiều cơ hội được chấp nhận vào thực tập.
Về cơ bản, lá đơn xin thực tập là nơi thể hiện sự mong muốn được vào doanh nghiệp thực tập với vị trí mà ứng viên đang theo đuổi. Không cần biết bạn có được tham gia vào những nhiệm vụ chuyên môn hay không nhưng chỉ cần được chấp nhận là bạn đã có cơ hội rồi.
Đơn xin thực tập là căn cứ xác thực để dựa vào đó doanh nghiệp ra quyết định đồng ý cho sinh viên thực tập hay không. Nếu bạn đang nghĩ vấn đề xin thực tập là dễ dàng thì hãy xem lại nhé.
Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin học việc
2. Đơn xin ứng tuyển thực tập bao gồm những phần nào?
Thường thì đơn xin thực tập cũng được thể hiện bố cục như đơn xin việc chính thức, dù gì thì vẫn là họ nhà “đơn” cho nên về căn bản thì không khác biệt quá nhiều.
Vẫn là 3 phần quen thuộc được phân chia không quá cụ thể đó là phần Mở đầu, phần Nội dung chính và phần Kết. Từng phần sẽ chứa những thông tin nhỏ hơn, ở phần sau tôi sẽ hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn.
Xét về nội dung, dù chưa có kinh nghiệm với chuyên ngành thế nhưng hãy cố gắng thể hiện bản thân qua những thành tích mình đã có. Chỉ khi cảm thấy bạn là người xuất sắc thì cơ hội được chấp nhận thực tập mới tăng cao. Trường hợp sinh viên coi thường công tác thực tập, không chỉn chu trong cách thể hiện đơn xin ứng tuyển thực tập thì chắc chắn họ sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành tiến độ theo chương trình học mà nhà trường yêu cầu đấy.
Dù là nội dung nào, nội dung ngắn hay dài thì trong đơn xin thực tập bạn cũng phải thể hiện theo cách hoàn hảo nhất. Đây vừa là thử thách đồng thời cũng là cơ hội để bạn chinh phục nhà tuyển dụng và hoàn thành kỳ thực tập thuận lợi. Hãy xem chia sẻ bên dưới của giasusinhvien.net để biết mình cần trình bày như thế nào đối với đơn xin thực tập bạn nhé.
3. Cách viết đơn xin thực tập chính hiệu cho sinh viên
Ở đơn xin thực tập, có vô số mẫu khác nhau để sinh viên lựa chọn. Tuy nhiên tôi sẽ lựa chọn mẫu được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất để chia sẻ cách viết tới bạn, cùng theo dõi ngay thông tin sau đây.
3.1. Hướng dẫn viết phần Mở đầu đơn xin thực tập
Bất kể là đơn ứng tuyển thực tập hay đơn xin việc thì chúng đều có 2 dòng Quốc hiệu - Tiêu ngữ. Đây là thành phần bắt buộc cho nên bạn hãy trình bày nó sao cho phù hợp nhé.
Tiếp theo là tên đơn xin thực tập, bạn có thể viết ở giữa dòng và viết toàn bộ chữ in hoa để nó trở nên nổi bật.
Ví dụ:
ĐƠN XIN THỰC TẬP
ĐƠN XIN ĐI THỰC TẬP
ĐƠN XIN ỨNG TUYỂN THỰC TẬP
Ở phần đầu tiên này, các bạn sinh viên nên tìm hiểu thật kỹ các mẫu chuẩn để trình bày cho thật khoa học nhé, đơn giản như phần Kính gửi thì phải điền đúng tên doanh nghiệp xin thực tập, nếu sai bạn sẽ mất cơ hội ngay lập tức.
Ví dụ:
Kính gửi: Công ty Cổ phần XYZ
Sau đó giới thiệu qua về bản thân với các thông tin như sau:
- Tôi tên là:
- Sinh viên trường: Ghi rõ tên trường Đại học, Cao đẳng mà bạn đang học kèm theo Khóa bao nhiêu cho cụ thể
- Khoa: Bạn học Khoa Tài chính, Ngân hàng hay Kế toán,... thì ghi rõ vào phần này
- Chuyên ngành: Cái này cũng ghi chính xác tên chuyên ngành mà bạn lựa chọn và đang theo đuổi nó nhé.
- Hệ đào tạo: Điền thông tin ở đây là Chính quy hoặc tại chức
Ngoài ra kèm theo địa chỉ liên hệ gồm có số điện thoại và email cá nhân phù hợp phục vụ cho công việc.
3.2. Cách viết Nội dung chính đơn xin ứng tuyển thực tập
Kết thúc phần đầu tiên với những thông tin khá đơn giản, khi bước vào nội dung chính, các bạn sinh hãy đưa ra một câu phù hợp để kết nối 2 phần với nhau.
Ví dụ:
“Tôi làm đơn này mong muốn được xin vào thực tập phục vụ nghiên cứu luận văn tại Quý công ty.
Đề tài thực tập:...........”
Ở dấu chấm, bạn hãy ghi tên đề tài mình cần nghiên cứu ở giai đoạn thực tập một cách rõ ràng vào nhé.
Hãy đề cập tới thời gian thực tập vì nó rất quan trọng, nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ ở doanh nghiệp của họ trong bao lâu đấy. Hãy tính bằng tuần để đáp ứng tiêu chí rõ ràng bạn nhé. Sau đó đề cập tới mốc thời gian từ bao lâu tới bao lâu thì kết thúc kỳ thực tập.
Bạn không thể quên ghi tên phòng ban mình xin vào thực tập, một doanh nghiệp có rất nhiều phòng ban khác nhau. Nếu bỏ qua phần này có thể bạn sẽ mất cơ hội vì bị nghĩ rằng thiếu cẩn thận đấy.
Đưa ra lời cam kết về việc sau khi được thực tập tại doanh nghiệp, đây cũng là căn cứ để 2 bên giải quyết các phát sinh đáng tiếc sau này.
Ví dụ:
“Nếu được chấp nhận vào đơn vị thực tập ở phòng kế toán, tôi xin cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc những nội dung sau đây:
- Luôn chấp hành và tuân thủ chương trình đào tạo cũng như chủ trương thực tập do doanh nghiệp đề ra
- Thực hiện đúng theo nội quy quy định áp dụng cho toàn công ty, trong đó tuyệt đối không làm rò rỉ thông tin mật ra bên ngoài
- Đảm bảo việc sử dụng tài sản an toàn, không phá hoại hay làm hư tổn nội thất của công ty
- Chịu trách nhiệm và bồi thường tổn thất nếu có gây ra thiệt hại tài sản trong công ty
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật với những lời cam kết nêu trên
3.3. Phần kết đơn xin thực tập nên viết như thế nào?
Đến phần cuối, bạn có thể chốt lại vấn đề bằng 1 câu ngắn gọn mà đầy đủ ý, đừng quên kèm theo lời cảm ơn đến họ vì đó là phép lịch sự tối thiểu mà ai cũng phải có.
Điền vào ngày tháng viết đơn xin ứng tuyển thực tập và để lại chữ ký xác nhận tại mục “Người làm đơn” nhé.
Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin việc bằng tiếng anh cho sinh viên mới ra trường
4. Lưu ý đáng nhớ khi viết đơn xin ứng tuyển thực tập
Đơn xin thực tập là nơi thể hiện nguyện vọng được đi thực tập của các bạn sinh viên năm cuối, vì vậy hãy chắt lọc thông tin có giá trị nhất rồi mới điền vào bản chính. Hãy đảm bảo mọi thứ đưa ra phải ngắn gọn và súc tích, tránh dài dòng khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm.
Ở đơn xin thực tập, nếu bạn đưa ra lời cam kết tin cậy và có tính trách nhiệm càng cao thì cơ hội được nhận càng lớn.
Ngoài ra hãy chú ý tới các lỗi cơ bản như sai chính tả, dùng 2 màu mực hoặc chọn font chữ khó nhìn,... tất cả chúng sẽ khiến cho lá đơn xin ứng tuyển của bạn trở nên thất bại.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về đơn xin thực tập cùng cách viết hiệu quả, hy vọng bạn sẽ nhận được kết quả tốt đẹp nhất ở kỳ thực tập sắp tới. Hãy theo dõi giasusinhvien.net thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức hữu ích phục vụ cho hành trình lập nghiệp của bạn sau này nhé.
Tham khảo một số đơn xin thực tập phổ biến hiện nay với file bên dưới: