Ai có thể trở thành đầu bếp? Nghề đầu bếp cần những gì? Kỹ năng và trình độ của đầu bếp ra sao? Trở thành đầu bếp có dễ dàng hay không? Xem ngay!
Xác định những khác biệt giữa đơn xin việc và Sơ yếu lý lịch
Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch khác nhau như thế nào? Hãy đọc bài viết này để tìm ra điểm khác biệt giữa chúng. Chắc chắn rằng với sự phân biệt rạch ròi này sẽ làm cho bạn thuận lợi hơn trong quá trình tạo nội hiệu quả cho mỗi giấy tờ, làm cho hồ sơ xin việc phát huy hết vai trò của nó và đem đến cơ hội việc làm hấp dẫn cho bạn.
1. Vì sao cần phân biệt giữa đơn xin việc và sơ yếu lý lịch?
Đơn xin việc và bản sơ yếu lý lịch đều là những giấy tờ quan trọng có trong hồ sơ xin việc. Mỗi loại giấy tờ này đều có đặc điểm và chức năng riêng nên việc nhầm lẫn hầu như không thể xảy ra trong quá trình tạo lập từng giấy tờ. Tuy vậy, vẫn có những vấn đề còn tồn tại trong quá trình xác định khái niệm, cách sử dụng của cả hai dẫn đến các thông tin nội dung bị đánh đồng và không thể hiện hết chức năng của từng loại.
Khi phân biệt rõ đơn và sơ yếu lý lịch, bạn sẽ phân tách rạch ròi chức năng của từng loại. Từ đây, mỗi loại giấy tờ đều phát huy được hết vai trò, được thể hiện rõ đặc điểm của nó và vì thế sẽ cung cấp những nguồn thông tin cần thiết cho nhà tuyển dụng.
Chẳng hạn như đơn xin việc giúp bày tỏ nguyện vọng về việc làm thì không thể xuất hiện vai trò này trong sơ yếu lý lịch. Ngược lại, các thông tin về bản thân và nhân thân của ứng viên cũng không thể chia sẻ trong đơn xin việc vì hình thức trình bày của mẫu đơn không được lập ra để chứa thông tin này. Tất nhiên trong đơn xin việc vẫn xuất hiện phần nội dung thông tin cơ bản của ứng viên nhưng cách trình bày sẽ khác với cách mà bản sơ yếu lý lịch thể hiện.
Khi phân biệt đúng đơn xin việc và sơ yếu lý lịch, bạn có thể đảm bảo chuẩn hình thức và chuẩn nội dung cho từng mẫu, qua đó thúc đẩy mỗi loại giấy tờ có thể phát huy tốt nhất vai trò của nó. Vậy thì nhất định bạn phải nắm rõ chúng với các đặc điểm rạch ròi, riêng biệt. Đây sẽ là cơ sở để chúng được thể hiện thành công và mang lại cơ hội việc làm cho bạn đấy nhé.
Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn của một bộ hồ sơ xin việc gồm có những gì?
2. Sơ yếu lý lịch và đơn xin việc khác nhau như thế nào?
2.1. Sự khác biệt ở mục đích sử dụng
Trong nội dung trên, chúng ta đã được bật mí một chút về sự khác biệt trong mục đích sử dụng của đơn xin việc và bản sơ yếu lý lịch tuy nhiên vẫn chưa được cung cấp thông tin một cách rõ ràng nhất. Vậy nên theo dõi nội dung này để hiểu thấu đáo bản chất vấn đề đang được nhắc tới hơn bạn nhé.
Đơn xin việc hay sơ yếu lý lịch hoàn toàn có mục đích sử dụng khác nhau. Trước tiên, khám phá mục đích của mẫu đơn xin việc để tìm kiếm sự khác biệt đó nhé. Đơn xin việc là văn bản được sử dụng để trình bày những nguyện vọng được nhà tuyển dụng lựa chọn vào buổi phỏng vấn, xa hơn là được trao cho cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Còn đối với sơ yếu lý lịch, nó không thể hiện rõ ràng những nguyện vọng của bản thân ứng viên trong đó. Về bề nổi, mẫu văn bản này chủ yếu liệt kê, trình bày các thông tin thuộc về cá nhân để nhà tuyển dụng nắm được bạn là ai, địa chỉ, liên lạc, các thông tin về quá trình hoạt động của bạn và thông tin về nhân thân của bạn.
Mục đích chính của bản sơ yếu lý lịch là tự thuật về bản thân, nói chung nhà tuyển dụng biết rõ về bạn hơn. Hầu như giá trị thuyết phục ở bản sơ yếu không nhiều bằng đơn xin việc trong mục tiêu chung: xin được việc làm tại vị trí đang ứng tuyển.
2.2. Kết quả tạo ra của hai loại giấy tờ
Dựa vào mục đích thể hiện của từng loại giấy tờ trên, các kết quả tạo ra của từng giấy tờ cũng được xác định và chúng hoàn toàn khác nhau. Với đơn xin việc, ứng viên hướng tới sự thuyết phục nhà tuyển dụng cho nên sẽ đưa ra các minh chứng, lý lẽ để nhà tuyển dụng nhận thấy bạn có tiềm năng hay không. Những nội dung được đề cập sẽ bao gồm lý do viết đơn; các thế mạnh về kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng,...; lời đề nghị nhà tuyển dụng sẽ phản hồi lại kết quả.
Những yếu tố này được trình bày một cách tóm tắt và ứng viên chỉ chắt lọc những điểm nổi bật để đưa vào lá đơn. Nhưng chúng lại không được thể hiện trong bản sơ yếu, một số nội dung xuất hiện lại được hiển thị theo một cách khác đi.
Chẳng hạn như trình độ, học vấn, nếu đơn xin việc sẽ nêu rõ học vấn của bạn có lợi thế ra sao thì trong sơ yếu lý lịch chỉ đơn giản là liệt kê quá trình học tập và trinh độ đạt được, không có lời lẽ thuyết phục rằng đó là lợi thế. Có nghĩa là thông tin được đưa ra trong sơ yếu lý lịch hoàn toàn mang tính liệt kê và giá trị của việc liệt kê này là để hỗ trợ cho phần thông tin được đề cập đến trong mẫu đơn xin việc.
2.3. Cách trình bày khác nhau của sơ yếu lý lịch và đơn xin việc
Vì là hai văn bản khác nhau nên cách trình bày của mỗi loại cũng sẽ khác biệt là điều đương nhiên. Bạn cần nắm bắt cách trình bày đúng của từng loại để đảm bảo form chuẩn của chúng khi xuất hiện nhé.
Đầu tiên, đơn xin việc sẽ được viết đúng theo quy chuẩn của mẫu văn bản hành chính. Mẫu đơn được tạo nên với sự xuất hiện đầy đủ của các yếu tố Quốc hiệu - Tiêu ngữ, địa chỉ và thời gian viết đơn. Nội dung bên trong mẫu đơn được chia ra làm nhiều đơn văn với hệ thống cấu trúc chuẩn form đơn từ nói chung. Những yếu tố bắt buộc xuất hiện gồm Tên đơn, lời kính gửi, từ 3 đến 4 đoạn nội dung chính để thể hiện thế mạnh nổi bật, đủ sức thuyết phục nhà tuyển dụng.
Đối với bản sơ yếu lý lịch, bạn sẽ không viết thông tin theo dạng đoạn văn như đơn xin việc. Nội dung thông tin ở đây được trình bày ở dạng liệt kê. Do đó cách diễn giải nội dung cũng hết sức ngắn gọn. Nếu như trong đơn xin việc chúng ta cần hình thành những câu từ đầy đủ, rõ nghĩa và có sự kết nối giữa các câu, các đoạn và các ý thì trong sơ yếu lý lịch lại không cần điều đó. Các mục nội dung có thê được đánh số và thể hiện qua đề mục chính. Nhiệm vụ của ứng viên là điền ngắn gọn các thông tin chính là đủ.
Ví dụ, trong phần trình độ học vấn, bạn chỉ cần viết 12/12 mà không diễn giải: "tôi đã tốt nghiệp hết lớp 12 theo hệ 12 năm sau đó trúng tuyển vào trường....". Nếu viết như vậy sẽ khiến cho bản sơ yếu mắc lỗi dài dòng và cũng không đúng hình thức chuẩn vốn có.
Tham khảo thêm: Cách viết đơn xin việc qua email hiệu quả
2.4. Cách sử dụng khác biệt
Đơn xin việc được yêu cầu viết chuẩn form của mẫu văn bản hành chính thế nhưng không đòi hỏi phải xin dấu xác thực. Bản sơ yếu lý lịch với chức năng cập nhật đầy đủ mọi thông tin cơ bản của ứng viên cho nên cần phải có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân địa phương mới được tính là có giá trị hiệu lực khi được gửi đến cho nhà tuyển dụng.
Vì thế, đối với bản Sơ yếu lý lịch, bạn chú ý viết đúng, đủ, chính xác thông tin và xin chứng thực trước khi gửi đi nhé. Nếu không bộ hồ sơ của bạn sẽ không được công nhận và dễ bị loại bỏ ra khỏi cuộc cạnh tranh việc làm.
Như vậy, với bài viết này, giasusinhvien.net hy vọng bạn đã có thể dễ dàng phân biệt được đơn xin việc và sơ yếu lý lịch. Phân biệt rạch ròi hai yếu tố này rất quan trọng vì chúng quyết định một phần sự thành công khi xây dựng nội dung của từng giấy tờ. Hy vọng, bạn sẽ nắm bắt và chủ động trong công cuộc xin việc làm từ việc chủ động xây dựng hiệu quả từng mẫu giấy tờ bên trong đó.