Hoán dụ là gì? Có những hình thức nào trong biện pháp hoán dụ?

By   Administrator    19/10/2019

Hoán dụ là biện pháp tu từ được dùng khá phổ biến trong văn học và ngay trong cách nói hàng ngày của người Việt Nam. Cùng giasusinhvien.net tìm hiểu biện pháp tu từ qua bài sau.

Hoán dụ là biện pháp tu từ được dùng khá phổ biến trong văn học và ngay trong cách nói hàng ngày của người Việt Nam. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về hoán dụ và rất hay nhầm lẫn biện pháp tu từ này với ẩn dụ.

Hoán dụ là gì? Khái niệm cơ bản về hoán dụ

Khái niệm cơ bản về hoán dụ

Hoán dụ là gì? Hoán dụ là một biện pháp tu từ khá phổ biến trong tiếng Việt, được hình thành dựa trên cách gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác theo nét tương cận về mặt ý nghĩa, qua đó giúp lời văn trở nên sinh động, gần gũi hơn.

Hoán dụ được sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm văn học:

Ví dụ:             Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

                     Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai     

 

                       Một trái tim lớn lao đã rời cuộc đời

                       Một khối óc lớn đã ngừng sự sống

Hoán dụ cũng được dùng trong các câu ca dao, tục ngữ của người Việt:

Ví dụ:              Quýt làm cam chịu

 

                        Tay làm hàm nhai

                        Tay quai miệng trễ

Hoán dụ dùng trong các lời nói hàng ngày:

Ví dụ: Nam là một chân sút chủ lực của đội bóng đá lớp

Tham khảo thêm: Trí lực là gì?

Các hình thức cơ bản của hoán dụ

Để hiểu hết ý nghĩa của biện pháp tu từ hoán dụ, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về 4 hình thức hoán dụ cơ bản sau:

Dùng cái bộ phận để chỉ cái toàn thể

Với phép hoán dụ này, người nói, người viết thường lấy các bộ phận của cơ thể như: đầu, mình, tay, chân… để thay cho cơ thể, dùng một mùa để thay cho năm, dùng số ít để chỉ số nhiều, dùng thành phần để chỉ tổng thể kết cấu…

Ví dụ: 

Kể từ khi bố mẹ của ba đứa trẻ gặp tai nạn, bà lão phải làm lụng vất vả để nuôi mấy miệng ăn. 

(Trong câu này từ “miệng” không phải để chỉ một bộ phận trên cơ thể mà được dùng để chỉ cả một con người.)

Dưới mái nhà ấy anh em chúng tôi đã lớn lên từng ngày

 (Từ “mái nhà” ở đây được dùng để biểu trưng cho cả ngôi nhà.)

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

 (Từ “tay” không phải chỉ riêng một bộ phận mà dùng để chỉ chung cho cả cơ thể.)

Dùng vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng

Hiểu đơn giản thì người người nói, người viết sẽ sử dụng các sự vật có tính bao quát hơn, không gian rộng hơn để nói về sự vật, hiện tượng bị bao trùm trong đó.

Ví dụ:

Vì sao trái đất nặng ân tình

Hát mãi tên người Hồ Chí Minh

 (Từ “trái đất” được dùng để chỉ cho đất nước, con người Việt Nam – những vật được bao chứa trong trái đất.)

Người dân Đức phản đối làn sóng tị nạn ngày một gia tăng tại đất nước này 

(Ở đây “người dân Đức” nghĩa là tất cả người dân nước Đức được dùng để thay thế cho việc một số người phản đối.)

Dùng dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Phép hoán dụ dựa trên chính sự tương cận, gần gũi giữa hai sự vật được để giúp câu văn, lời nói trở nên hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo người đọc, người nghe có thể hiểu được ý mà tác giả muốn truyền đạt

ví dụ:

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi 

(Từ “đầu xanh” để chỉ những người còn trẻ; “má hồng” để chỉ những người phụ nữ đẹp.)

        Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen 

(Giữa những phẩm chất và những gì mà người phụ nữ phải cam chịu bên ngoài rất giống với đặc điểm của củ ấu gai nên tác giả đã có sự liên tưởng để xây dựng nên chi tiết sáng tạo như trên.)

Dùng cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng

Cách sử dụng này cũng dựa trên sự gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng được nhắc đến nhưng là lấy những cái cụ thể, dễ hiểu, dễ nhìn thấy, cảm nhận được để chỉ những cái còn mơ hồ, trừu tượng, chưa rõ nghĩa với mục đích giúp người đọc, người nghe cảm thấy dễ hiểu hơn.

Ví dụ:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm/ một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng

(các từ “một ngôi sao”, “một thân lúa” là các sự vật cụ thể được dùng để chỉ cái trừu tượng hơn đó là sự cô đơn, đơn độc, lẻ loi, không có sự gắn bó, đoàn kết với nhau.)

Tham khảo thêm: Câu trần thuật đơn trong tiếng Việt

Lưu ý tránh nhầm lẫn giữa hoán dụ với ẩn dụ

Rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa hoán dụ và ẩn dụ dẫn đến phát hiện và sử dụng sai hai biện pháp tu từ này. 

Để phân biệt được hoán dụ và ẩn dụ, bạn cần lưu ý như sau: hoán dụ là gọi tên hai sự vật, hiện tượng dựa trên thành phần có chung lĩnh vực nhưng không hẳn có các đặc điểm giống nhau; còn ẩn dụ lại gọi tên hai sự vật, hiện tượng dựa trên các thành phần không cùng trong một lĩnh vực nhưng lại mang những đặc điểm tương đối giống nhau.

Hoán dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng khá nhiều trong cả văn chương lẫn lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt Nam. Hiểu và vận dụng sáng tạo biện pháp nghệ thuật này sẽ giúp chúng ta sử dụng tiếng Việt một cách linh hoạt và giàu ý nghĩa hàm xúc hơn.

Đọc thêm:

5/5 (2 bình chọn)