Ai có thể trở thành đầu bếp? Nghề đầu bếp cần những gì? Kỹ năng và trình độ của đầu bếp ra sao? Trở thành đầu bếp có dễ dàng hay không? Xem ngay!
Tìm hiểu về nói giảm nói tránh và những điều mà bạn cần phải biết
Ở chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta đã được học về biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Vậy cách sử dụng nói giảm nói tránh như thế nào?
Ở chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta đã được học về biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Tuy nhiên, để sử dụng nó một cách linh hoạt mà không bị “lố” thì hãy cùng giasusinhvien.net theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Đầu tiên cần hiểu thế nào là nói giảm nói tránh
Hiểu một cách đơn giản, nói giảm nói tránh là cách nói khiến cho đối phương là người nghe cảm thấy dễ chịu. Tức là người nói diễn đạt vấn đề một cách tế nhị, nhẹ nhàng, tránh gây cảm giác ghê sợ, đau thương, nặng nề, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự đối với người nghe. Khi chúng ta đề cập đến một vấn đề nào đó hoặc những hiện tượng, sự vật mà nếu nói thẳng ra hay gọi tên làm cho người nghe, người đọc cảm thấy khó chịu vì sự thô tục, bất lịch sự của nó thì dùng cách nói giảm nói tránh là một phương thức vô cùng hữu hiệu.Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường sử dụng nhiều biện pháp này
trong giao tiếp, ngay cả trong thơ ca Việt Nam, nó cũng được dùng khá phổ biến.
Tham khảo thêm: Thảo mai là gì? Và những vấn đề liên quan đến thảo mai
Sử dụng cách nói giảm nói tránh hợp lý
Trong khi giao tiếp, để tránh làm đối phương khó chịu, thay vì sử dụng chính những từ ngữ gây cảm giác bi thương, đau buồn…. , chúng ta có thể dùng các từ đồng nghĩa hoặc các từ, câu phủ định mang ý nghĩa tích cực. Thông qua biện pháp nói giảm nói tránh, mỗi người có thể rèn luyện thái độ ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Điều này là cần thiết và thực sự nó rất hiệu quả và thiết thực. Học sinh thường là đối tượng dễ mắc các vấn đề về giao tiếp trong cuộc sống, chính vì vậy, ngay từ cấp bậc trung học cơ sở đã được học về biện pháp tu từ này. Do đó, có thể tránh được những xung đột, hạn chế sự xúc phạm hay thậm chí là mất lòng nhau nhờ biết cách ứng xử làm giảm sự mâu thuẫn, ít phê phán hoặc gây xung đột.
Những ví dụ về cách nói giảm nói tránh
- Ông của một người bạn chết vì bệnh tuổi già. Thay vì nói: “Xin chia buồn với cái chết của ông bạn” thì chúng ta có thể sử dụng cách nói giảm nói tránh: “Xin chia buồn về sự ra đi của ông bạn”
→ Ở đây, từ” cái chết” được thay thế bằng” sự ra đi” là từ đồng nghĩa khiến cho người nghe cảm thấy bớt đau buồn và cũng làm cho câu nói lịch sự hơn.
- Tại hiện trường của một vụ án mạng, cảnh sát tìm thấy một xác chết của người phụ nữ. Sử dụng nói giảm nói tránh sẽ là: “ Tại hiện trường của một vụ án mạng, cảnh sát tìm thấy một tử thi của người phụ nữ”.
→ Để giảm đi sự rùng rợn, ghê sợ cho người nghe, người đọc, ta nên thay thế từ “xác chết” bằng từ “tử thi”. Tuy 2 từ này đều có ý nghĩa giống nhau song cách sử dụng trong từng trường hợp có thể khác nhau.
- Trong bài học, nếu học sinh trả lời sai câu hỏi thì giáo viên thay vì nói: “ E trả lời câu hỏi tầm bậy “ thì có thể nói là: “E trả lời câu hỏi này chưa đúng rồi”.
→ Cách nói phủ định khi nói giảm nói tránh này của cô giáo sẽ làm cho học sinh cảm thấy thoải mái mà không có cảm giác bị xúc phạm. Việc giáo viên nói giảm nói tránh cũng thể hiện được thái độ lịch sự, văn minh, chừng mực trong lời nói của mình đối với học sinh.
Bên cạnh đó, các nhà thơ, nhà văn cũng thường sử dụng cách nói này trong tác phẩm của mình, ví dụ như:
- “Kiếp hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” (Nguyễn Du)
→ Ở đây, ý tác giả muốn nói đến” gãy cành thiên hương” là số phận, cuộc đời của nàng Thúy Kiều lận đận, bị vùi dập, sắc đẹp của nàng bị tàn phai. Câu thơ khi sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh trở nên bay bổng, khiến người đọc phải suy ngẫm về nhiều điều.
Điểm giống và khác nhau giữa nói quá và nói giảm nói tránh
- Giống nhau: Cả hai cách nói đều không phản ánh chính xác bản chất của sự vật, sự việc
- Khác nhau: Nói quá mục đích nhằm phóng đại sự việc, nhiều khi có thể sai lệch hẳn so với sự thật. Còn nói giảm nói tránh biểu đạt sự việc một cách tế nhị, lịch sự, nhẹ nhàng với người nghe, người đọc hơn.
Tham khảo thêm: Hoán dụ là gì? Có những hình thức nào trong biện pháp hoán dụ?
Có thể thấy , cách nói giảm nói tránh được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, cho nên bạn cần sử dụng nó linh hoạt, đúng chỗ, đúng lúc. Đây cũng là một lợi thế mà chúng ta cần học hỏi mỗi ngày.
>> Tìm hiểu thêm:
Bí quyết giúp bạn học giỏi: https://giasusinhvien.net/cach-hoc-gioi-post37.html
Các kỹ năng mềm cần thiết: https://giasusinhvien.net/ky-nang-mem-post11.html