Cách trình bày sở thích trong CV gây ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên! 

By   Administrator    15/07/2021

So với kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và kỹ năng thì sở thích thực chất không phải là là trường thông tin bắt buộc xuất hiện trong CV xin việc. Chính vì lẽ đó mà không ít ứng viên đã bỏ qua mục này trong “khúc dạo đầu” gửi đến nhà tuyển dụng của mình, mà không biết rằng, nếu biết tận dụng và triển khai đúng cách, bạn hoàn toàn có thể lấy được thiện cảm nơi nhà tuyển dụng và tác động không nhỏ đến quyết định cuối cùng của họ. Vậy sở thích trong CV thực sự có tầm quan trọng như thế nào? Nên viết ra sao? Và những sở thích nào nên được ưu tiên đặt trong CV xin việc? Chúng ta hãy cùng giasusinhvien.net trả lời đầy đủ những câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tầm quan trọng của sở thích trong CV

Như đã nhấn mạnh, sở thích không phải là trường thông tin quan trọng trong CV. Lẽ vì lý do này, mà có thể bạn sẽ cảm thấy có thấy “lạ tai” khi gần đầu tiên nghe đến thuật ngữ, vì đơn giản, rất nhiều những mẫu CV được viết ra những bậc tiền bối dạy dặn kinh nghiệm không có trường nội dung này. Đó cũng chính là căn nguyên gây cho bạn không ít khó khăn khi đi tìm kiếm những tài liệu tham khảo về cách viết sở thích trong CV chuẩn chỉnh và tạo được điểm nhấn với nhà tuyển dụng. Dù không bắt buộc, song bạn có thể thêm vào để tạo thêm “màu sắc riêng” cho CV của mình. 

 Tầm quan trọng của sở thích trong CV

Tầm quan trọng của sở thích trong CV

Đặc biệt, với những sở thích liên quan trực tiếp đến công việc và có thể hỗ trợ bạn đắc lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công ty hoặc doanh nghiệp giao phó, đây chính là đồng minh quan trọng cùng với kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và trình độ học vấn để tác động đến quyết định cuối cùng của nhà tuyển dụng. Trong cuộc sống, nhiều người vẫn hỏi chúng ta thích gì, đam mê gì?

Trong công việc và CV cũng vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp, nhà tuyển dụng đều rất mong muốn có thể tìm một ứng viên trả lời với họ rằng, họ có đam mê với công việc và họ sở hữu những niềm yêu thích có thể thúc đẩy hiệu quả công việc đi lên. Bạn biết đấy, chúng ta chỉ muốn gắn bó và cống hiến, nhiệt tình và làm hết mình cho những công việc mà bản thân chúng ta cảm thấy thích thú, đam mê. Và chắc chắn một điều rằng, nhà tuyển dụng cũng đồng điệu với chúng ta trong ý này bởi lẽ, không một doanh nghiệp nào mong muốn tuyển về những ứng viên dù giỏi giang nhưng hai ba buổi đã muốn nhảy việc vì tính chất công việc không phù hợp. 

Căn cứ vào sở thích mà ứng viên đã trình bày, đặc biệt là những ai chưa có nhiều kinh nghiệm và từng trải, nhà tuyển dụng có thể nhận ra được tiềm năng của ứng viên đó và biết phân bổ công việc hợp lý để họ có thể phát huy hết tất cả sở thích của mình và tạo ra hiệu quả, năng suất công việc cao. 

Sở thích trong CV có vai trò ra sao?

Sở thích trong CV có vai trò ra sao?

Và còn một điều không thể phủ nhận khi nhắc đến vai trò của sở thích chính là, thông tin này làm cho buổi trao đổi sau phỏng vấn của bạn trở nên thú vị hơn rất nhiều, thay vì chỉ được tập trung hỏi về những câu liên quan đến kinh nghiệm và học vấn. 

Tham khảo thêm: Thành tích đạt được trong CV

2. Những đối tượng nào cần trình bày sở thích trong CV xin việc

Là thông tin không bắt được, cho nên, tùy chọn vào bạn để đưa mục này vào CV để khỏa lấp khoảng trống trong CV hay không. Tuy nhiên, nếu xác định đưa sở thích vào CV thì ít nhất, bản thân bạn phải cảm thấy rằng, những sở thích này nó giúp gì cho mình trong nâng cao sự chú ý của nhà tuyển dụng. Dĩ nhiên, sẽ có những nhà tuyển dụng thích việc đưa vào CV những thông tin bên ngoài để phát hiện thêm tính cá nhân của ứng viên, nhưng cũng có những đơn vị tuyển dụng chỉ muốn tập trung vào những thông tin liên quan đến chuyên môn. 

Chính vì lẽ đó, chúng ta nên linh hoạt. Nếu vẫn gặp khó khăn khi đưa ra quyết định nên viết hay không, bạn có thể tham khảo ngay những đối tượng dưới đây nhé. Sở thích sẽ đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho bạn nếu bạn còn là sinh viên, thực tập sinh chưa có kinh nghiệm và những người có thể áp dụng trực tiếp công việc của mình vào hoàn thành tốt những nhiệm vụ công việc mà công ty sắp sửa giao phó cho bạn.

Những đối tượng nào cần trình bày sở thích trong CV xin việc

Những đối tượng nào cần trình bày sở thích trong CV xin việc

 Còn nếu không nằm ngoài 3 trường hợp này, bạn có thể xem xét thêm và lưu ý tuyệt đối không trình bày sở thích khi nằm trong nhóm đối tượng sau đây: Những người đang mong muốn tối ưu CV để tập trung vào những nội dung chuyên môn như kinh nghiệm, học vấn, những người không có khả năng sàng lọc và diễn đạt thật tốt sở thích của mình trong CV và dĩ nhiên là những người không có những sở thích mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm để phục vụ công việc. 

3. Bí quyết trình bày sở thích trong CV gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng

3.1. Ngắn gọn, súc tích

Chiều dài tối đa của một bản CV rơi vào tầm 1 -1,5 trang A4, do đó những nội dung trình bày trong đó phải hết sức ngắn gọn, súc tích...và sở thích cũng không nằm ngoài nguyên tắc này. Khi viết sở thích, ở một vài CV cơ bản như đánh máy hay viết tay, bạn có hai cách để hiện đam mê của mình để làm nhà tuyển dụng của mình thu hút. Đó chính là trình bày trực tiếp và gián tiếp. Đầu tiên, với những bản CV đơn giản, sở thích nên để thành một trường cố định và bạn chỉ cần chọn lọc những sở thích nổi bật nhất của mình theo những gạch đầu dòng là xong. Ngoài ra, sở thích này bạn có thể mang đến nhà tuyển dụng thông qua các hoạt động tham gia hay dự án. Ví dụ, bạn thích tham gia các hoạt động xã hội chẳng hạn, việc tham gia đều đặn các hoạt động tình nguyện hay chương trình hiến máu...cũng đang nói hộ bạn với nhà tuyển dụng bạn yêu thích điều đó.

Tham khảo thêm: In CV một mặt hay hai mặt là chuẩn nhất?

Bí quyết trình bày sở thích trong CV gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng

Bí quyết trình bày sở thích trong CV gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng

3.2. Thiết kế thêm những mô tả cho sở thích trong CV 

Nếu bạn cảm thấy nhàm chán khi chỉ liệt kê ra những sở thích nổi bật trong CV đơn giản mà vẫn muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì có thể dành thêm thêm thời để thiết kế thêm cho mình những mô tả bằng hình họa để làm cho sở thích của mình sinh động hơn. Ví dụ: Bạn có thể thêm một vài icon là máy bay (nếu là fan của du lịch), icon máy ảnh (nếu là tín đồ của chụp ảnh) và hình ảnh quyển sách ngay ngắn nếu là yêu thích đọc sách...Chắc chắn rằng, sự cách tân này không chỉ giúp bạn làm mới sở thích mà còn giúp trang trí cho bản CV của bạn trở nên đẹp mặt đó. 

3.3. Biết sàng lọc sở thích hỗ trợ trực tiếp cho bạn trong công việc 

Sẽ thật tuyệt vời nếu được thể hiện cá tính cá nhân trong CV qua mục sở thích. Nhưng bạn cũng hãy luôn nhớ rằng, những sở thích mà nhà tuyển dụng thực sự quan tâm chỉ nằm trong “vùng chọn” là liên quan đến công việc và có thể hỗ trợ đắc lực cho bạn hoàn thành tốt những nhiệm vụ họ giao phó mà thôi. Do đó, chỉ nên chọn lọc thật kỹ và dựa trên tiêu chí này để viết sở thích vào CV cho chuẩn nhé. 

3.4. Chú ý về vị trí đặt để của sở thích 

Chú ý về vị trí đặt để của sở thích 

Chú ý về vị trí đặt để của sở thích 

Dù bạn muốn bản thân mình nổi bật với sở thích liên quan đến công việc hay sở thích độc đáo đi chăng nữa thì cũng hãy chú ý đến vị trí đặt để của sở thích khi trình bày nội dung này trong CV nhé. Như đã nói, sở thích không phải là trường thông tin mà mọi nhà tuyển dụng đều hoan nghênh, cho nên tuyệt đối bạn không nên đặt nó lên đầu để cạnh tranh cùng những trường nội dung quan trọng hơn như mục tiêu nghề nghiệp hay kinh nghiệm làm việc hoặc học vấn...nhé. Nếu đặt ở vị trí không phù hợp, bạn rất dễ bị nhà tuyển dụng bỏ qua vì những thông tin quan trọng hơn bị che lấp bởi một thông tin không thực sự bắt buộc. 

Trên đây chính là toàn bộ những thông tin hữu ích về chủ đề sở thích trong CV cho bạn. Hi vọng rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

5/5 (2 bình chọn)