Thuyết minh về loài cây được mệnh danh là “Hoa học trò” Phượng vĩ

By   Administrator    14/02/2020

Có lẽ những năm tháng ấy sẽ vô cùng tẻ nhạt nếu thiếu mất đi cây phượng vĩ đứng sừng sững giữa sân trường. Bài viết sau đây, giasusinhvien.net sẽ thuyết minh về cây phượng.

Có lẽ, quãng đường áo trắng cắp sách đến trường là khoảng thời gian với nhiều kỷ niệm  ngây thơ và hồn nhiên nhất của lứa tuổi học trò. Trong những năm tháng ấy, kề cạnh chúng ta luôn thấp thoáng hình ảnh của một cây phượng già. Cây phượng như một vị hiệp sĩ đứng sừng sững giữa sân trường, dang ra cánh tay rộng lớn, ngăn nắng che mưa cho học sinh. Và rồi cùng học sinh có với nhau bao kỷ niệm vui buồn trong những giờ ra chơi. Là những hôm, bọn học sinh đua nhau hái hoa phượng để ép vào trang lưu bút. Có lẽ những năm tháng ấy sẽ vô cùng tẻ nhạt nếu thiếu mất đi cây phượng già. Bài viết sau đây của mình sẽ thuyết minh về loài cây này. 

Tham khảo thêm: Bài văn mẫu thuyết minh về kính đeo mắt

Trong như năm tháng được làm học sinh, mỗi chúng ta ai cũng có cho mình những kỷ niệm đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Đó có thể là bóng dáng hình ảnh của một cây phượng vỹ, đứng sừng sững giữa hai bên lối đi vào sân trường như hai chú lính gác cổng. Đặc biệt hơn chính là những bông hoa phượng vĩ, loài hoa gợi nhắc biết bao nhiêu ký ức buồn vui của tuổi học trò. 

Thuyết minh về cây phượng

Phượng vĩ không phải là loài cây có nguồn gốc từ Việt Nam mà chúng đến từ đất nước mang tên Madagascar. Delonix regia là tên khoa học của loài hoa màu đỏ này. Bên cạnh cái tên phượng vĩ thì loài cây này còn được gọi là  xoan tây, điệp tây. Phượng vĩ thích hợp sống ở môi trường có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới: khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ cả năm đều trên ngưỡng 20 độ C. Loài cây này du nhập vào Việt Nam là nhờ người Pháp vào những năm cuối thế kỷ 19, họ trồng chúng ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Trong đó, loài cây này có lẽ được trồng nhiều ở tỉnh Hải Phòng và chính những chùm hoa mang sắc đỏ của phượng vỹ đã giúp thành phố này mang tên “ thành phố hoa phượng đỏ”. Ngày nay, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh cây phượng ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ở nơi có khuôn viên rộng như trường học, cơ quan, công viên.

Loài cây phượng này thuộc gia đình thân gỗ, có lớp vỏ ngoài màu nâu, thân cây xù xì và sần sùi. Phải cần có đến hai bạn học sinh tiểu học thì mới ôm hết trọn thân của một cây trưởng thành. Những cây nào mà sống thọ thì trên thân cây còn xuất hiện những cục u xung quanh. Cây phượng có chiều cao trung bình dao động từ 10m cho đến 15m, nếu cây sống lâu năm thì có thể vượt ngưỡng 20 m. Tức là chiều cao của nó ngang với chiều cao của một ngôi nhà có hai tầng. Là loại cây được lựa chọn trồng trong khuôn viên của trường học bởi vì thân phượng tỏa ra rất nhiều tán lá để tạo bóng mát cho bọn học trò vào những giờ ra chơi. Đây là loài cây thuộc họ nhà rễ cọc nên chúng bám vào đất rất sâu và chắc, nhằm hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi sống cây, mà không cần bàn tay chăm sóc của con người quá nhiều. Khi mà lớp đất ở trên bề mặt rễ cây phượng bị xói mòn, ta sẽ thấy những rễ phượng hiện ra với hình thù ngoằn ngoèo, chi chít như những con rắn con. Cũng vì nhờ những ưu điểm trong cấu tạo của bộ rễ mà phượng có thể vững vàng chịu đựng trước mưa gió, bão bùng ở một đất nước nhiều thiên tai như là Việt Nam. 

Phượng là loài cây lá kép, có kích thước khá nhỏ, chỉ chừng 0,5 cm. Từng chiếc lá nhỏ bé và mỏng như lá me, mọc đối xứng nhau qua một tán lá nhỏ hình xương lá. Những chiếc lá tuy bé nhỏ là thế nhưng khi kết hợp lại với nhau, chúng tạo nên những tán lá cây vô cùng cao và rộng. Từ thân cây mọc ra những cành chính, rồi từ cành chính tiếp tục nhô ra những cành nhỏ hơn và cứ như vậy mà tạo ra một chiếc ô khổng lồ giữa không trung. Chiếc ô ấy không chỉ tạo bóng mát vào mỗi giờ ra chơi của bọn học sinh mà còn giúp che những cơn mưa đầu mùa đến bất chợt. Lá phượng có màu sắc chuyển đổi theo mùa, mùa xuân là màu xanh non, hè đến thì màu sắc bậc đầu sẫm hơn, thu về  thì bắt đầu ngả vàng. Để rồi khi vào đông, phượng rụng hết lá, để lại mỗi thân cây và cành cây khẳng khiu cho đến khi mùa xuân năm sau trở lại.  

Điều mà mỗi học sinh đều trông chờ nhất trong năm chính là giây phút hoa phượng nở. Đó là vào mỗi tháng sáu, khi tiếng ve bắt đầu râm ran khắp mọi nẻo đường. Bông hoa phượng chủ yếu có năm cánh và mỏng manh. Trong số ấy thì có một cánh có cấu tạo dày hơn, mọc thẳng hơn và có kích thước lớn hơn những cánh hoa còn lại và duy nhất cánh hoa ấy có màu xen lẫn vài đốm trắng. Ở chính giữa của mỗi bông hoa chính là nhụy hoa và nhị hoa, có hình bầu dục, giúp bông hoa vô cùng thu hút và rạng rỡ. Bởi lẽ vậy mà những loài ong hay bướm thậm chí là con người đều bị lôi cuốn. Điểm riêng của hoa phượng là chúng không mọc đơn lẻ mà kết thành từng chùm tạo nên ngọn lửa đỏ rực, làm bừng sáng cả một vùng trời. Khi hoa phượng rụng hoặc gặp phải cơn gió mạnh, cánh hoa sẽ bay bay trong gió, tạo nên một khoảnh khắc vô cùng đẹp  Điều ấy đã tạo nên điểm nhấn cho loài cây này, giúp chúng thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh. Khi mùa hoa đi qua cũng là lúc xuất hiện những quả phượng màu xanh, dài khoảng 20cm đến 60cm và có quả thì cong hình lưỡi liềm. Khi quả già đi thì có nhiều hạt ở bên trong và vỏ ngoài của quả chuyển sang đen. Hạt của quả phượng có thể ăn được và sử dụng để làm bộ gõ trong âm nhạc mang tên Maraca. 

Phượng là loài cây vô cùng phổ biến bởi chúng được trồng ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Phượng không phải là loài cây khó sống ở nước ta nên việc chăm bón cho cây không gặp quá nhiều khó khăn. Chúng có chế độ sinh trưởng đơn giản, khả năng chịu được hạn rất tốt. Ngoài ra chúng sống rất vững vàng ngay cả địa hình có nhiều thiên tai. Chúng thường được trồng ở những nơi công cộng như công viên, khu vui chơi giải trí, trường học, các cơ quan, trên đường phố vỉa hè. Tán cây phượng rộng lớn giúp tạo bóng mát cả một khoảng không gian cho bọn học sinh vào mỗi giờ ra chơi. Khi tiếng trống trường vang lên, học sinh mỗi lớp học ùa ra như bầy ong vỡ tổ, chạy đi tìm chỗ để vui chơi. Nhờ có bác phượng, nhóm bên này thì chơi trò nhảy dây, bắn bị, nhóm bên kia thì chơi trốn tìm. Ở một góc khác dưới bóng phượng, có một nhóm bạn đang tỉ tê những câu chuyện nói dở, những mẩu chuyện tấu hài giúp giải tỏa căng thẳng sau một giờ học mệt mỏi. Đây còn là địa điểm lý tưởng để có  một không gian ôn bài tuyệt diệu. Tán lá phương còn giúp ta trú tạm khi có một cơn mưa bất chợt trút xuống, khi bác nông dân nghỉ chân trên đường đi làm về. Phượng giúp tô thêm màu sắc tươi sáng cho từng dãy phố con đường vào mỗi mùa hoa nở, hè về. Khung cảnh kết hợp giữa sắc đỏ của hoa phượng cùng sắc tím của bằng lăng sẽ tạo nên một bức tranh vô cùng rạng rỡ. 

Thuyết minh về cây phượng

Bên cạnh những công dụng giúp che bóng mát và tạo nên vẻ mỹ quan đô thị thì mỗi bộ phận của phượng cũng có những vai trò nhất định đối với đời sống của con người. Đâu tiên là thân phượng, thuộc loài thân gỗ nên có thể dùng để sản xuất ra các vật gia dụng như bàn, ghế, cửa. Vỏ cây và rễ cây phượng dùng để điều chế thuốc trị bệnh sốt rét và hạ nhiệt. Thứ hai là phượng thuộc nhóm rễ cọc nên chúng bám rất chắc vào đất nên người dân còn trồng phượng để phòng chống xói mòn đất, đặc biệt là những vùng thường xuyên gánh chịu  lũ. Tán lá cây rộng nên góp phần chắn gió vào mỗi mùa bão về. 

Cứ mỗi mùa hoa phượng nở là mùa thu lại về, là mùa các bạn học sinh bắt đầu nghỉ hè. Buồn hơn nữa là giây phút học sinh năm cuối cấp phải chia tay bạn bè của mình để thi vào một ngôi trường mới. Từng bức ảnh kỷ yếu lưu giữ về giây phút chia tay bên cây hoa phượng vẫn còn đến bây giờ. Chắc có lẽ mỗi chúng ta ai cũng từng là học sinh, cũng biết cái cảm giác háo hức chờ ngày phượng ra hoa. Là giây phút đua nhau trèo lên cây ngắt nhánh hoa phượng về ép vào trang vở, có vài đứa nghịch ngợm thì dùng dép ném lên. Các bạn nam là người giúp các bạn nữ hái hoa, rồi cùng chia nhau mang về ép vào từ trạng lưu bút. Đó là cánh hoa tạo thành cánh bướm, nhụy hoa thì dùng làm râu bướm và chờ ngày hoa khô lại hoặc ra cho nhau làm kỷ niệm. Cảm giác ấy hình ảnh ấy rồi sẽ trở thành kỷ niệm trong mỗi chúng ta, để bây giờ vẫn còn có cái để mà nhớ lại, ôn lại. Bởi sự thân thuộc của hình ảnh cây phượng với người dân Việt Nam con người người Việt Nam mà phượng đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn. Với các tác phẩm quen thuộc mà có lẽ chúng ta đã được nghe qua như bài hát Phượng hồng, Phượng buồn,... 

Phượng sống từ 20 năm cho đến 30 năm thì thân cây bắt đầu mục nát, già cỗi và chết. Nếu được chăm sóc và ở môi trường thuận lợi hơn như trường học hay cơ quan thì tuổi thọ có thể tăng lên đến 50 năm. Bởi hình ảnh cây phượng, hoa phượng là một phần kỷ niệm trong những năm tháng cắp sách đến trường của học sinh nên hoa phượng đỏ còn có tên gọi khác là “ hoa học trò”. Có thể nói rằng, tình cảm mà lứa tuổi học sinh dành cho hoa phượng thật sự đặc biệt, đó là ký ức về những năm tháng vui tươi nhất, hồn nhiên nhất của đời học sinh.

Tham khảo thêm: Bài văn mẫu hay nhất về tả cô giáo của em

Cây phượng vĩ là người bạn của lũ học trò, người bạn của nông dân của mỗi con người Việt Nam. Phượng đã mang lại cho đất nước này những lợi ích không chỉ về vật chất mà còn những giá trị  tinh thần thật đáng quý, thật thiêng liêng. Dù là một loài cây vô tri vô giác nhưng phượng đã trở thành một biểu tượng một hình ảnh không thể thiếu đối với mỗi người học sinh.

>> Tham khảo ngay:

5/5 (2 bình chọn)