Ai có thể trở thành đầu bếp? Nghề đầu bếp cần những gì? Kỹ năng và trình độ của đầu bếp ra sao? Trở thành đầu bếp có dễ dàng hay không? Xem ngay!
Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện nhạy bén
Tư duy phản biện (Critical Thinking) là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy vấn đề theo nhiều cách khác nhau với định hướng cải thiện nó.
Bảo thủ, ba phải, chính kiến - bạn là ai trong ba con người đó? Một người bảo thủ không bao giờ lắng nghe người khác, hay là một người ba phải luôn thay đổi khi bị tác động. Bạn ngưỡng mộ người có chính kiến, có tư duy phản biện một cách sắc bén nhưng không biết phải làm như thế nào để có thể làm được như vậy. Bài viết sau đây, giasusinhvien.net sẽ đưa cho bạn phương pháp rèn luyện tư duy phản biện một cách hữu ích nhất.
Tư duy phản biện là gì
Tư duy phản biện (Critical Thinking) hiểu một cách đơn giản là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy vấn đề theo nhiều cách khác nhau với định hướng cải thiện nó.
Tại sao lại có tư duy duy phản biện
Bạn tư duy nhiều hơn bạn nghĩ. Bạn sẽ suy nghĩ hôm nay mặc gì, ăn gì? Bạn vào cửa hàng suy nghĩ xem mua đôi giày gì; bạn suy nghĩ nên làm gì cho dự án mới?...Hầu hết chúng ta đều suy nghĩ nhưng không phải ai cũng biết suy nghĩ. Có sự đối nghịch ở đây. Tư duy phản biện giúp chúng ta trả lời các câu hỏi đang diễn ra trong cuộc sống. Ta cần phân tích, làm rõ vấn đề để cải thiện kết luận hợp lý hơn, có giải pháp tốt hơn cũng như học tập sâu sắc hơn, tranh luận hiệu quả hơn.
Ví dụ: Khi bạn vào một cửa hàng với ý định mua một đôi giày thì bạn sẽ đặt ra câu hỏi: liệu mình có cần đôi giày này không, giá có phù hợp không, mình có thể tiếp tục sử dụng đôi giày hiện tại này không? Giả sử mình không muốn mua đôi giày này thì điều gì thúc đẩy mình mua đôi giày này.
Tóm lại tư duy phản biện sẽ giúp chúng ta trở nên khoa học và lý trí từ đó cải thiện cuộc sống của ta.
Tham khảo thêm: EQ và chỉ số EQ là gì?
Đặc điểm của người có tư duy phản biện
Những người có tư duy phản biện được nhận biết với một số đặc điểm như: có khả năng và thói quen đặt câu hỏi để gợi mở những vấn đề mới. Cởi mở với quan điểm của người khác, có tư duy công bằng, tức là luôn coi ý kiến của mình là đúng mà bác bỏ đi ý kiến của người khác. Phải rõ ràng, thấy được những việc có và không liên quan.
Các bước rèn luyện tư duy phản biện
Tư duy phản biện không phải là kỹ năng được quyết định bởi yếu tố bẩm sinh mà tất cả mọi người đang ở level nào của quá trình nhận thức thì đều có khả năng phát triển tư duy phản biện nếu được rèn luyện thường xuyên và đúng phương pháp. 4 bước để rèn luyện tư duy phản biện mà bạn cần thực hiện:
Bước 1:
Định hướng một vấn đề đề nghiên cứu và đưa ra giải pháp. Không chỉ xem xét vấn đề đó theo lối mòn của người đi trước mà bạn có thể suy nghĩ đến những mặt ngược của vấn đề để giải quyết.
Bước 2:
Sử dụng mô hình 6W và mô hình SQVID để rèn luyện khả năng phân tích cũng như đánh giá khả năng của bản thân.
Bắt đầu với 6W bạn sẽ phải trả lời lần lượt 6 câu hỏi liên quan trong tình huống hiện tại. What để trả lời cho các định nghĩa lý thuyết cơ bản, How much để tính toán về kích cỡ, số lượng hay trọng lượng của vấn đề, When để biết thời gian, Where để biết địa điểm, How là cách thức giải quyết, Why để trả lời câu hỏi tại sao lại như thế để thấy được bức tranh tổng thể.
Và công việc tiếp theo cần làm là sắp xếp kiến thức này theo mô hình SQVID để đánh giá và phân tích dữ liệu một cách chi tiết hơn.
Cụ thể với chữ cái đầu tiên S: có nghĩa là Simple (đơn giản) và Complex (phức tạp)
Ví dụ khi bạn đang tìm hiểu cách làm một loại mứt cam ngon thì hãy định nghĩa loại mứt này từ những đặc điểm giản đơn nhất: hình dáng, màu sắc... cho đến những điều yêu cầu cao hơn như vấn đề dinh dưỡng, các thành phần hóa học.
Chữ cái Q: là Quanlitative (định tính), Quantitative (định lượng). Định tính là những thứ như suy nghĩ cá nhân, kinh nghiệm của bạn. Còn định lượng là những thứ có thể trực tiếp thấy được: con số và dữ kiện như kích thước, khối lượng.
Chữ cái V thể hiện cho tầm nhìn - Vision kết hợp khả năng thực hiện - Execution. Cụ thể, nếu bạn muốn biến quả cam này thành mứt thì mứt sẽ là tầm nhìn của chúng ta và nguyên liệu và cách thực hiện chính là khả năng thực hiện.
Chữ cái I: là Individual (độc đáo) và Comparision (so sánh). Nghĩa là bạn cần phải tìm ra được sự khác nhau của mứt cam với các loại mứt khác để tìm ra những điểm nổi trội và hạn chế của loại mứt này.
Cuối cùng là Chữ cái D: Delta, Status Quo có nghĩa lần lượt: thay đổi và trạng thái hiện tại. Bước này được sử dụng chủ yếu dự đoán biến đổi có thể xảy ra. Bạn phải hiểu được cơ chế tác động của những yếu tố bên ngoài tác động vào vấn đề và nó sẽ biến đổi ra sao khi chịu ảnh hưởng đó. Mứt cam sẽ không giữ hương vị như ban đầu nếu bạn tăng hoặc giảm hay thêm bất cứ một nguyên liệu vào công thức ban đầu.
Bước 3:
Để tạo ra sự tin cậy, chính xác nhất cho vấn đề bạn nói ra hay như là khẳng định lòng tin về sản phẩm mứt cam của bạn đảm bảo chất lượng đối với khách hàng. Vậy thì bạn phải cung cấp cho mình một nguồn kiến thức “đủ”, các tài liệu, giáo trình có khoa học để ta đảm bảo tính chính xác trong quá trình nghiên cứu. Bạn cũng nên tiếp cận với những người có trình độ, uy tín trong lĩnh vực bạn đang quan tâm nghiên cứu để nhờ họ đưa ra các lời khuyên cho mình. Nhờ đó bạn sẽ có nhiều cách tiếp nhận khác nhau và tránh được suy nghĩ thiển cận của bản thân.
Tham khảo thêm: Những cách rèn luyện giúp não bộ luôn được linh hoạt
Để trở thành một người kiên định bạn cần phải tự mình bỏ ra thời gian, công sức để tìm kiếm nguồn tài liệu, phân tích nó một cách hợp lý; bạn còn phải biết kiềm chế những nhận định cá nhân tiếp thu một cách chọn lọc với những ý kiến của người khác... Tư duy phản biện là điều rất cần thiết vậy nên bạn hãy luyện tập ngay từ bây giờ.
Xem thêm bài liên quan: